Muốn “nổi” khi kinh doanh cần vượt qua 7 thách thức này

Thật không dễ dàng để tạo ra được thương hiệu nhiều người biết đến cũng như yêu thích. Nhất là trong thời điểm thị trường ngày càng bão hoà như hiện nay. Do đó, muốn tạo được một thương hiệu có giá trị, thì người sáng lập nhất định phải bước qua 7 thử thách khó khăn dưới đây:

–    Các sản phẩm trên thị trường đang có xu hướng bão hoà
–    Ngành nghề, lĩnh vực nào cũng có tính cạnh tranh cực cao và phức tạp
–    Không dễ dàng để tạo ra sự khác biệt
–    Có nhiều chủng loại sản phẩm nên mức độ trung thành của khách hàng ngày càng giảm
–    Hệ thống phân phối ngày càng phát triển
–    Các kênh marketing ngày càng phân tán
–    Sức ép tìm kiếm lợi ích trước mắt
–    Chi phí xúc tiến bán hàng ngày càng tăng
Và thực tế đã chứng minh có không ít thương hiệu không thành công, họ không phát huy được những tiềm năng và giá trị vốn có của thương hiệu. Nguyên nhân cũng chỉ bởi vì không thể vượt qua được tất cả những rào cản này.
 

1.    Áp lực cạnh tranh về giá

Cạnh tranh giá là điều mà bất cứ công ty hay kinh doanh online đều phải quan tâm, bởi giá cả chính là chi phí, là tiền. Thị trường từ trước đến nay vẫn vậy, trong các ngành công nghiệp như: máy tính, ô tô, đồ uống, nhà hàng, hàng không,… sự cạnh tranh luôn đóng vai trò trung tâm. Tất cả những ngành này đều chịu sức ép và tác động từ những thương hiệu mới, đối thủ cạnh tranh mới, lực lượng bán lẻ, khách hàng nhạy cảm về giá cả và sự suy thoái của thị trường.

Thị trường bán lẻ ngày càng phát triển, chính những nhà bán lẻ này là người khiến giá cả lũng loạn và gây áp lực về giá. Nếu như ở thập kỷ trước, các nhà sản xuất quản lý mới là người kiểm soát thông tin. Còn thị trường hiện nay ưu thế này đang dần thuộc về những nhà bán lẻ. Họ thu thập được rất nhiều thông tin và sử dụng những thông tin này phát triển mô hình sản phẩm. Người chịu áp lực giá lớn  nhất về giá cả chính là những người trung gian thứ 3, thứ 4, họ có có tỷ lệ thị phần với cấp độ trung thành thương hiệu trung bình.

Duy trì được mức chi phí thấp chính là điều kiện cần thiết để có thành công khi kinh doanh. Do vậy, công ty nào cũng đều phải tìm cách giảm thiểu chi phí phát sinh như: cắt giảm biên chế, giảm quy mô công ty, lọc và cắt hết những chi phí không cần thiết. Nhưng lúc này cũng là lúc đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy đến với những người đầu tư thương hiệu theo hình thức xây dựng thương hiệu và nghiên cứu thị trường? Chắc chắn họ sẽ bị chỉ trích, bởi sự tiết kiệm của công ty gây nhiều hệ quả cho việc đầu tư vào giá của thị trường.
 

2.    Có quá nhiều đối thủ cạnh tranh

Việc đối mặt với đối thủ cạnh tranh là tất yếu khi kinh doanh. Đối thủ sẽ tạo sức ép về giá, về thị trường, đây là nguyên nhân khiến những thương hiệu mới gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm chỗ đứng. Những thương hiệu mới ra đời thường bị đặt vào vị trí và thị trường nhỏ hẹp. Những thị trường được họ nhắm đến ngày càng thu nhỏ, trong khi các thị trường khác lại phình to ra. Trong bối cảnh các thương hiệu tràn lan như hiện nay thì việc tìm kiếm một thị trường rộng lớn cho thương hiệu mới là vô cùng khó khăn. Có không ít đối thủ cạnh tranh chấp nhận rủi ro cực lớn để thực hiện cải cách, hoạt động trên phương thức mới. Thị trường mất ổn định cũng bởi vì nguyên nhân này. Không chỉ vậy, thị trường luôn gặp vấn đề về sao chép, một phương thức kinh doanh thành công thì có không ít các đối thủ bắt chước đem về sử dụng cho thương hiệu của mình.
 

3.    Kênh tiếp thị truyền thông vô cùng đa dạng

Trước đây các thương hiệu rất thành công khi quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông. Bởi khi đó phương tiện truyền thông không đa dạng như hiện nay. Hơn nữa thị trường thời điểm đó còn khá tập trung, chưa có sự phân tán về thị trường như hiện nay. Còn hiện nay thì nhà quản lý thương hiệu nào cũng rất đau đầu khi phải đối mặt với một thị trường đầy khốc liệt, không có sự nhất quán và khó khăn để duy trì thương hiệu.

Ngày nay, các thương hiệu khi muốn quảng bá có rất nhiều lựa chọn kênh truyền thông, như: truyền hình, internet, báo chí, tiếp thị trực tiếp, tài trợ,… và có không ít cách quảng bá độc và lạ được sáng tạo, thực hiện mỗi ngày. Phải làm thế nào để các thông điệp của thương hiệu luôn đến được với người tiêu dùng và tạo được ấn tượng thông qua các kênh truyền thông? Đây là vấn đề sống còn và trở thành thách thức với các nhà quản lý thương hiệu, nhất là khi có nhiều phương tiện xúc tiến bán hàng như hiện nay. Một quá trình xúc tiến bán hàng sẽ phải thực hiện được những liên tiếp việc giảm giá và tặng quà cho khách hàng mới có thể gây được tiếng vang. Nếu như đặc trưng của một thương hiệu là chất lượng, thì nhất định giá cả phải tỷ lệ thuận với chất lượng và luôn giữ được mức ổn định. Tuy nhiên, khi thương hiệu này bị đặt ra vấn đề cung cấp hàng hoá với giá rẻ để tăng doanh số thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn.

Đa dạng hoá nhiều phương tiện truyền thông sẽ gia tăng khả năng tiếp cận của khách hàng. Thế nhưng việc duy trì, phát triển các đặc trưng khác nhau của thương hiệu là không hề dễ dàng, nó luôn mang đến những rắc rối. Nhất là khi các kênh truyền thông cứ chồng chéo lên nhau khiến cho khách hàng hiểu nhầm về thông điệp của thương hiệu. Làm thế nào để khách hàng hiểu rõ từng đặc trưng riêng, không lẫn lộn với nhau chính là vấn đề cấp bách của các nhà quản lý thương hiệu phải giải quyết.
 

4.    Sự phức tạp của các chiến lược thương hiệu

Đối với các nhà quản lý thương hiệu việc củng cố và phát triển thương hiệu trước đây khá dễ dàng bởi mỗi thương hiệu là một thực thể đơn lẻ. Nhưng hiện nay thì mọi chuyện hoàn toàn thay đổi. Một thương hiệu chính sẽ có thêm những khác như: thương hiệu phụ, thương hiệu mở rộng, thương hiệu nhà tài trợ, thương hiệu về từng thành phần của sản phẩm, thương hiệu công ty. Đủ thứ loại thương hiệu khiến việc quản lý khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp này là do sự xuất hiện của sản phẩm mới trên thị trường, từ đó lại dẫn đến một thương hiệu phụ ra đời bên cạnh thương hiệu chính. Đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường đã phân tán lại càng phân tán nhiều hơn. Tuy nhiên, còn một nhân tố khác khiến nhiều thương hiệu ra đời đó là chi phi. Để tiết kiệm chi phí thì các thương hiệu sẽ sử dụng thương hiệu sẵn có, từ đó phát triển, bởi xây dựng một thương hiệu mới hoàn toàn cực kỳ tốn kém.
 

5.    Xu hướng thay đổi các chiến lược

Trong nội bộ các công ty luôn luôn nảy sinh mâu thuẫn vì những áp lực liên quan đến thay đổi đặc trưng và phát triển thương hiệu mới, trong khi những đặc trưng cũ vẫn còn còn chưa khai thác hết tiềm năng. Việc những đặc trưng cũ vẫn còn hiệu quả mà vội vàng phát triển cái mới rất dễ làm giảm giá trị, hoặc nặng hơn là thương hiệu mất đi giá trị. Những thương hiệu lớn như Volvo, Marlboro, Motel 6 luôn chỉ phát triển một đặc trưng rõ ràng và duy nhất trong một khoảng thời gian dài. Bởi họ hiểu rằng một thương hiệu mạnh cần giữ gìn được đặc trưng của nó, quan trọng nhất là tăng cường nhận thức của khách hàng thông qua đặc trưng của thương hiệu.
 

6.    Xu hướng đi ngược lại sự đổi mới

Có một thực tế diễn ra rất nhiều đối với các thương hiệu hiện nay đó là các nhà quản lý thương hiệu không chú trọng đầu tư vào sản phẩm và dịch vụ mà lại chỉ chăm chăm phát triển thương hiệu. Lối kinh doanh này không chỉ tốn kém mà còn rất mạo hiểm, nó có thể mang đến lợi nhuận trước mắt nhưng về lâu dài thì không hề tốt chút nào. Có thể các nhà quản lý thương hiệu tự mãn với những thành quả của quá khứ và bận tâm quá nhiều đến vấn đề xảy ra hàng ngày nên không nhận thấy những thay đổi của thời cuộc và thị trường.
Không nắm được diễn biến thị trường và những bước phát triển của công nghệ đã khiến các nhà quản lý thương hiệu tự lấy đá đập vào chân mình. Khiến cho thương hiệu của mình ngày càng mờ nhạt và mất đi sức ảnh hưởng và độ cạnh tranh trên thị trường. Đây chính là thời cơ tốt để các đối thủ chiến thắng và cướp đi ánh sáng của thương hiệu mình.

Trong những năm 80, Weight Watchers là thương hiệu thành công nhất. Họ là một trong những thương hiệu hiếm hoi xây dựng được phương pháp kiểm soát trọng lượng cơ thể lý tưởng. Từ đó họ xây dựng được một hãng kinh doanh lớn mạnh tổng giá trị lên tới 1,5 tỷ đô la. Nhưng dần dần khách hàng đã không còn quan tâm đến việc kiểm soát trọng lượng cơ thể, thay vào đó họ chú ý đến cơ thể mình bằng cách ăn kiêng.

Thương hiệu Healthy Choice là người dẫn đầu mô hình ăn kiêng có lợi cho sức khoẻ này. Rất nhiều người đã không hiểu tại sao một hãng Weight Watchers, họ vừa có thị trường vừa có tiềm lực lại không nhìn ra xu thế này. Nguyên nhân rất đơn giản Weight Watchers không muốn mạo hiểm việc giảm doanh thu khi đầu tư vào một lĩnh vực mới.
 

7.    Áp lực đầu tư ở nơi khác

Một thương hiệu có hùng mạnh hay không phụ thuộc vào chiến lược tiềm năng, bởi nó là biểu hiện của sự tự mãn và lòng tham. Khi một thương hiệu phát triển sẽ luôn có xu hướng giảm đầu tư vào sản phẩm trọng tâm đã làm nên thương hiệu của họ. Thay vào đó họ đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới với suy nghĩ đơn giản sản phẩm đã có thương hiệu rồi thì sẽ không bị ảnh hưởng dù có ít chú trọng đầu tư. Nhưng sự thật là các lĩnh vực kinh doanh mới có hấp dẫn và thu hút nhiều nguồn lực đầu tư lại rất ít thành công. Nguyên nhân bởi vì những lĩnh vực kinh doanh mới đòi hỏi cao tương tự như một sản phẩm trọng tâm, trong khi công ty không có quá nhiều tiềm lực để đầu tư.
Môi trường kinh doanh hiện nay có quá nhiều biến động nên xây dựng được một thương hiệu có giá trị là không hề dễ dàng.

Những nhà quản lý thương hiệu luôn bận rộn và nỗ lực xây dựng thương hiệu của mình ngày càng trở nên hùng mạnh. Hình ảnh đó là người ta liên tưởng đến một người chơi golf trên một cái sân không bằng phẳng, rất gồ ghề, có bể lắng cát sâu và những khúc quanh co, những vùng nước cản trở rộng lớn. Với điều kiện khó khăn như vậy thì dù có là người chơi golf giỏi cũng khó đánh trúng lỗ. Bên cạnh những rào cản trên thì một nhà quản lý thương hiệu sẽ còn phải chịu áp lực rất lớn từ đối thủ cạnh tranh, thậm chí là trong nội bộ công ty. Làm thế nào để có thể phát triển được thương hiệu thì nhà quản lý cần có chiến lược rõ ràng để vượt qua được hết những áp lực và thử thách này.

GÓC QUẢNG CÁO
Hiện tại chúng tôi nhận thiết kế web bán hàng với giao diện theo yêu cầu trọn gói 1,800,000 đ tặng kèm hosting + tên miền quốc tế xài 1 năm không phát sinh chi phí. Liên hệ 0934.150.770 Zalo – ThietKeWebChuyen 

Thao khảo các mẫu web bán hàng tại: https://thietkewebchuyen.com/mau-web-ban-hang-web-thoi-trang-web-my-pham-web-nuoc-hoa 
 

ThietKeWebChuyen

Gọi điện ngay