Nghiên cứu thị trường khi kinh doanh bằng những gợi ý sau

Năm 2010 Danielle Hinton bắt đầu bắt tay vào công việc bán hàng trên Etsy, và điều duy nhất mà cô nghĩ đến chính là xác định thị trường mục tiêu. Cô thú nhận rằng ban đầu khi bắt đầu bán hàng cô không biết bất cứ điều gì cả. Chỉ đơn giản là mở một cửa hàng, bán những bộ đồ trong bộ sưu tập vintage của mình để kiếm thêm thu nhập. Quan trọng hơn là cô muốn tạo ra một không gian thuộc về riêng mình. Thật bất ngờ là doanh số bán hàng ngày càng tăng lên. Điều đó đã tạo nên động lực để cô tìm hiểu thêm nhiều về việc kinh doanh, cũng như tìm kiếm thị trường mục tiêu để phát triển kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh là một công việc đòi hỏi cả một quá trình dài liên tục, không bị ngắt quãng. Cơ sở khách hàng của Danielle Hinton luôn luôn thay đổi qua từng năm. Do đó, nghiên cứu thị trường chính là việc làm được Danielle Hinton ưu tiên và dần trở thành một thói quen của cô. Vậy làm thế nào để nhận biết được khách hàng tiềm năng và thu hút họ đến với doanh nghiệp của mình? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này:

1. Theo dõi tất cả các sản phẩm, dịch vụ của những đơn vị bán chạy
2. Hãy chú ý đến các cuộc trò chuyện giữa đơn vị kinh doanh đi trước với khách hàng
3. Đọc đánh giá từ các shop khác để học hỏi, rút kinh nghiệm
4. Theo dõi xem người khác kinh doanh cùng lĩnh vực đang chia sẻ gì
5. Chiến lược khảo sát thị trường cho sản phẩm mới.

1. Theo dõi tất cả các sản phẩm, dịch vụ của những đơn vị bán chạy
Khi mở một cửa hàng kinh doanh thì bạn cần phải theo dõi tất cả các mặt hàng của mình. Mặt hàng nào bán chạy nhất? Tại sao mặt hàng đó lại luôn cháy hàng? Mặt hàng nào không bán được? Nguyên nhân tại sao? Tìm hiểu được tất cả những nguyên nhân này sẽ giúp bạn có giải pháp cụ thể để phát triển cửa hàng của mình. Hãy thống kê một danh sách những từ khóa cho cửa hàng của bạn và theo dõi xem từ khóa nào có hiệu quả cao nhất. Từ khóa nào có lượng khách hàng truy cập nhiều nhất và tìm các để phát triển dòng sản phẩm được nhiều khách hàng quan tâm trở thành một dòng sản phẩm chủ đạo, mạnh mẽ.
Bạn cũng đừng quên theo dõi xem những khách hàng như thế nào sẽ bị cuốn hút bởi những mặt hàng khác nhau? Tại sao có những sản phẩm được chú ý mà có nhiều sản phẩm lại không chiếm được cảm tình từ khách hàng? Bạn có đang sử dụng chiến lược cho sản phẩm nào hay không? Hoặc bạn dùng từ khóa nào để mặt hàng đó được khách hàng chú ý nhiều đến như vậy? Trả lời được những điều này sẽ giúp bạn hiểu được tường tận việc kinh doanh của mình. Mỗi người sẽ lại có những kiểu mua sắm khác nhau dựa trên sở thích và tình hình kinh tế của mình. Nếu bạn tạo ra một sản phẩm mà sản phẩm đó không chiếm được sự chú ý từ khách hàng thì hãy định vị lại sản phẩm đó. Tốt nhất là bạn nên tìm kiếm một sản phẩm khác có tiềm năng để phát triển hơn.
2. Hãy chú ý đến các cuộc trò chuyện giữa đơn vị kinh doanh đi trước với khách hàng
Khi trò chuyện với khách hàng hãy lưu ý đến tất cả những điều mà khách hàng chia sẻ. Từ những điều đó có thể bạn sẽ tìm được thông tin cần thiết để cải thiện, cập nhật sản phẩm, dịch vụ của mình tốt hơn. Trao đổi thông tin qua email vẫn là hình thức trực tiếp được rất nhiều nhà kinh doanh lựa chọn trong việc tìm hiểu thị trường mục tiêu. Bạn đã bao giờ nhận được đơn đặt hàng cụ thể về sản phẩm hoặc khách hàng mong muốn có sự thay đổi với sản phẩm đó? Những dịp lễ tết nhu cầu mua sắm tăng cao cũng như việc vận chuyển được khách hàng quan tâm nhiều hơn. Do vậy, bạn cần nắm được những thông tin liên lạc của khách hàng để trao đổi với họ và tìm hiểu những nhu cầu của họ. Từ những thông tin nắm được bạn có thể tạo ra được “tính cách người mua sắm” dựa trên những đặc điểm, sở thích chung của khách hàng. Khi sản phẩm của bạn có sự biến đổi hoặc bổ sung thì bạn nên chủ động tiếp cận với khách hàng. Đo lường nhu cầu của khách hàng chính là cách phục vụ tốt nhất những nhu cầu của khách hàng.
3. Đọc đánh giá từ các shop khác để học hỏi, rút kinh nghiệm
Khi khách hàng đến mua hàng bạn nên khuyến khích họ để lại phản hồi, đánh giá sau khi mua hàng. Những phản hồi này chính là nguồn tham khảo quý giá và là sự tin cậy cho những khách hàng mới đến với cửa hàng. Bất cứ một khách hàng mới nào cũng đều sẽ có những sự e dè khi đến với một cửa hàng mới. Những phản hồi của khách hàng đã từng mua sản phẩm chính là sự trấn an tốt nhất cho khách hàng mới. Và đây còn là thông tin để bạn tìm hiểu và phục vụ tốt hơn những mong muốn của khách hàng. Đừng bỏ qua những đánh giá của khách hàng này, bởi đây chính là ý kiến chính xác nhất thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng với sản phẩm.
4. Theo dõi xem người khác kinh doanh cùng lĩnh vực đang chia sẻ gì
Mạng xã hội tạo ra nhiều cơ hội giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng. Đây cũng là nơi giúp bạn thu hút thêm nhiều những khách hàng tiềm năng. Tạo cơ hội cho họ tìm hiểu và đánh giá về sản phẩm của bạn một cách thuận tiện nhất. Khi đăng những thông tin về sản phẩm lên mạng xã hội, bạn nên chú ý để xem bài đăng với nội dung như thế nào sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn hơn. Tìm ra yếu tố thu hút để từ đó lặp lại những thành công trong tương lai.
Mạng xã hội sẽ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin hơn từ những chia sẻ của khách hàng thông qua các cuộc trò chuyện. Hãy theo dõi những cuộc trò chuyện này để biết được những điều mà khách hàng nói với nhau về sản phẩm của bạn. Bạn cũng có thể gắn thẻ khách hàng trong các bài viết của mình, và sử dụng hastag để tạo ra những nội dung liên kết với nhau một cách liên tục. Từ đó bạn sẽ rất dễ dàng trong việc hướng khách hàng đến với những nội dung bạn chia sẻ. Tổng hợp những thông tin bạn tìm kiếm được bạn sẽ tạo ra được một bức tranh đầy đủ nhất về thị trường mục tiêu về khách hàng tiềm năng của mình. Và đây chính là điều quan trọng giúp bạn điều chỉnh và định vị lại việc kinh doanh của mình.

5. Chiến lược khảo sát thị trường cho sản phẩm mới.
Khi bạn có một ý tưởng về sản phẩm mới bạn cần phải khảo sát thị trường để nắm được nhu cầu của khách hàng. Quan trọng hơn là bạn cần phải khảo sát để biết được sức hấp dẫn của ý tưởng sản phẩm mới đó. Vậy phải khảo sát thị trường như thế nào? Sau đây chính là những chiến lược mà bạn có thể áp dụng.
– Nắm bắt được mối quan tâm của người tiêu dùng
Muốn khảo sát thị trường thì bạn cần phải hiểu biết về đối thủ cạnh tranh và thấu hiểu về thị trường. Trong đó mối quan tâm của người tiêu dùng chính là vấn đề quan trọng nhất. Bạn có thể biết được mối quan tâm của người dùng thông qua các kênh sau:
Các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội
Để biết được khách hàng đang nói gì về ý tưởng sản phẩm của bạn, và mức độ yêu thích của họ với sản phẩm thì mạng xã hội chính là điểm bắt đầu tuyệt vời nhất. Topsy chính là kênh giúp bạn tìm kiếm thông tin thông qua hastag. Những thông tin bạn thu được sẽ giúp bạn biết khách hàng đang nói gì về ý tưởng sản phẩm của mình.
Xu hướng của thị trường
Google Trends chính là một website giúp bạn tìm kiếm những từ khóa liên quan đến ý tưởng sản phẩm của mình. Nhờ vậy bạn sẽ biết được thị trường mình đang kinh doanh có phải là thị trường tiềm năng hay là thị trường suy thoái. Ý tưởng sản phẩm của bạn có đang phải là xu hướng được quan tâm? Là xu hướng đi lên hay là đi xuống hay trì trệ? Biết được xu hướng thị trường đang hướng đến sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt cho sản phẩm của bạn.
Ví dụ bạn muốn kinh doanh các sản phẩm nối tóc chẳng hạn. Bạn có thể lên Google Trends và tìm kiếm từ khóa “nối tóc” (hair extension) để biết được xu hướng này có đang tăng trưởng hay không. Nếu có thì là tín hiệu tốt để bạn lựa chọn thời điểm gia nhập thị trường. Nếu không thì bạn cần phải xem xét lại ý tưởng sản phẩm của mình.
Phân tích từ khóa về ý tưởng sản phẩm
Khi bạn hiểu được xu hướng sản phẩm thì là một khởi đầu tốt, nhưng điều quan trọng hơn là bạn cần phải biết được ý tưởng sản phẩm của bạn có bao nhiêu người đang tìm kiếm. Bạn nên lập một bảng kế hoạch từ khóa bằng công cụ Keyword Planner Tool để tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm. Sau đó bạn xem số lượt tìm kiếm từ khóa của sản phẩm. Keyword Planner Tool cũng sẽ giúp bạn biết được mức độ cạnh tranh của từ khóa. Nhờ vậy bạn sẽ biết được các từ khóa này có khả năng sinh lời hay không, và bạn sẽ biết được mình nên thực hiện ý tưởng hay không.
– Nghiên cứu thị trường mục tiêu
Ngoài những điều đã nói ở trên thì bạn cũng cần phải thu thấp các thông tin về nhân khẩu học của sản phẩm mà mục tiêu của mình. Có rất nhiều cách để thực hiện, nhưng cách nhanh và rẻ nhất chính là tạo ra một cuộc khảo sát. Sau đó gửi bảng khảo sát cho tất cả các bạn bè, người thân, đồng nghiệp trong thị trường mục tiêu của mình. Bảng khảo sát nên có thêm mẫu sản phẩm để khách hàng hình dung rõ hơn về ý tưởng sản phẩm.
Nếu bạn không có bất cứ mối quan hệ nào trong thị trường mục tiêu thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ trả tiền để hỗ trợ. Ví dụ như dịch vụ Google Customer Surveys hoặc Survata.com. 2 dịch vụ này sẽ giúp bạn tạo cuộc khảo sát và phân phối đến khách hàng trong thị trường mục tiêu.
– Thiết lập chiến dịch gây quỹ cộng đồng
Một phương pháp thử nghiệm ý tưởng sản phẩm mới rất phổ biến hiện nay chính là tạo một chiến dịch gây quỹ cộng đồng. Indigogo.com và Kickstarter.com chính là 2 trang web giúp bạn thiết lập chiến dịch này. Khi thiết lập chiến dịch bạn sẽ có thể khảo sát được thị trường và còn cho phép bạn thu tiền trả trước cho sản phẩm.
Chiến dịch gây quỹ cộng đồng này chỉ dành cho các sản phẩm mới và thú vị. Nếu như bạn muốn bán sản phẩm cũ hoặc sản phẩm đã có thương hiệu thì chiến dịch này sẽ không mang lại tác dụng. 
– Mở cửa hàng bán sản phẩm thử nghiệm
Một cách tốt và tin cậy nhất khi có ý tưởng sản phẩm mới chính là mở một cửa hàng để bán sản phẩm thử nghiệm. Phương pháp này được ứng dụng rất nhiều và được thảo luận trong cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ”. Nó giúp bạn biết nên thiết lập cửa hàng như thế nào? Lôi kéo khách hàng ra sao? Khách hàng quan tâm vấn đề gì? Nhờ vậy bạn sẽ nắm được nhu cầu của khách hàng, đo lường được sự quan tâm của họ. Và rất có thể sẽ có khách hàng đặt trước sản phẩm của bạn.
Sẽ rất khó để tin được rằng trong tương lai có một ngày các khách hàng của bạn sẽ phụ trách doanh nghiệp của bạn. Lúc đó bạn sẽ trở thành người ngoài cuộc, khách hàng mới là người trong cuộc. Giám đốc của bạn chính là những khách hàng trung thành, còn đội ngũ quản lý của bạn sẽ chuyển thành những người sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Nếu họ làm chủ công ty của bạn thì họ sẽ thay đổi doanh nghiệp của bạn như thế nào? Tại sao họ lại làm điều đó? Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao khách hàng lại chọn bạn chứ không phải đối thủ cạnh tranh của bạn hay chưa? Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, phải làm gì để giữ được sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp của mình?
Để biết được điều đó thì nghiên cứu thị trường chính là bước rất quan trọng. Nó sẽ cho bạn hiểu rõ được khách hàng của mình cũng gắn kết thêm mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Bạn đang muốn nghiên cứu số lượng chính thức bằng cách khảo sát trực tuyến hay nghiên cứu định tính phi chính thức bằng các cuộc phỏng vấn trực tiếp? Dù bạn lựa chọn cách nào thì cũng nên tham khảo những chủ đề nghiên cứu thị trường dưới đây. Nó sẽ giúp bạn có cảm hứng và đưa ra những ý tưởng sáng tạo cho mình.
Lợi thế: Sự yêu thích của khách hàng đối với doanh nghiệp
Sự yêu thích của khách hàng chính là lợi thế và ưu điểm mà doanh nghiệp của bạn so với đối thủ cạnh tranh.
–    Doanh nghiệp của bạn có ưu điểm gì?
–    Điều tuyệt vời nhất của thương hiệu bạn là gì?
–    Những điều doanh nghiệp bạn có mà đối thủ cạnh tranh không có là gì?
–    Doanh nghiệp của bạn đóng vai trò như thế nào đối với cuộc sống của khách hàng?
–    Ngoài việc là một sản phẩm thì doanh nghiệp của bạn còn có vai trò gì với khách hàng?
–    Khách hàng đánh giá doanh nghiệp bạn như thế nào?
Đồng thời bạn cũng phải xem xét lại vòng đời thương hiệu của doanh nghiệp mình:
–    Ban đầu khách hàng mua hàng như thế nào?
–    Khách hàng đã thay đổi cách thức mua hàng như thế nào trong những năm qua?
–    Những điều gì ảnh hưởng đến việc mua hàng của khách hàng?
–    Ai ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ?
–    Doanh nghiệp của bạn kết nối với khách hàng như thế nào?
–    Những chương trình doanh nghiệp đưa ra được khách hàng hưởng ứng ra sao?
–    Điều gì ở doanh nghiệp khiến khách hàng không muốn mất đi?
Rào cản: Sự ghét bỏ của khách hàng với doanh nghiệp
Sự ghét bỏ bao giờ cũng khiến doanh nghiệp lo lắng và e ngại. Mặc dù sử dụng sự ghét bỏ có thể là hơi quá, nhưng đó là sự thực. Điều này sẽ được thể hiện ở những điều mà bạn làm chưa tốt, những điểm còn khiếm khuyết. Và những điều mà khách hàng bực bội với doanh nghiệp của bạn, điều khiến khách hàng bỏ đi.
–    Nhược điểm của doanh nghiệp bạn là gì?
–    Nhược điểm này khiến khách hàng cảm thấy như thế nào?
–    Bạn thua kém đối thủ cạnh tranh ở đâu?
–    Những điểm thua kém này có xu hướng như thế nào?
–    Nhược điểm này đến từ điều gì? Từ ai? Ảnh hưởng lớn như thế nào?
Song song với đó thì bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về đối thủ cạnh tranh của mình.
–    Họ đang có những ưu điểm gì so với doanh nghiệp của bạn?
–    Họ đang làm tốt điều gì? Không tốt điều gì?
–    Đối thủ của bạn tương tác với khách hàng như thế nào?
–    Quá trình mua hàng của đối thủ cạnh tranh ra sao?
–    Tại sao khách hàng lựa chọn đối thủ thay vì doanh nghiệp của bạn?
–    Những điều mà doanh nghiệp bạn đang thiếu? 
–    Những rào cản nào đang khiến việc mở rộng thị trường của bạn gặp khó khăn.
Cơ hội: Khoảng trống tiềm năng để doanh nghiệp tận dụng
Văn hóa của doanh nghiệp sẽ tạo sự khác biệt so với đối thủ, nó cũng là sự so sánh và thảo luận của khách hàng đối với doanh nghiệp. Chiến dịch My Starbucks Idea” đã giúp Starbucks có được sự thỏa thuận tuyệt vời. Để có được sự khen ngợi từ khách hàng bạn cần phải tạo ra một chiến dịch truyền thông xã hội tốt hơn. Xây dựng mối liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp bền chặt hơn. Khách hàng không phải là chuyên gia trong việc dự đoán tương lai, nhưng họ chính là khoảng trống tiềm năng để tạo nguồn cảm hứng cho doanh nghiệp.
–    Khi bạn bắt đầu xây dựng thị trường sẽ không có nhiều giới hạn cho bạn trong cách tiếp cận. Vậy việc tương tác với người dùng sẽ như thế nào? Bạn sẽ cung cấp cho khách hàng điều gì để thu hút họ?
–    Khi tăng gấp đôi chi phí bạn sẽ làm mọi thứ theo cách gì? Những giá trị được tăng đến đâu? Cách nâng cao giá trị tác động như thế nào?
–    Những niềm vui mà bạn chưa thể tạo ra được cho khách hàng? Đó là khoảnh khắc nhỏ hay những điều tiềm năng?
–    Những điều khiến khách hàng thích ở đối thủ của bạn? Doanh nghiệp của bạn có làm được điều đó không?
Việc đào sâu vào mọi khía cạnh từ sự tăng trưởng nhỏ nhất và lắng nghe khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra được câu trả lời cho chính mình.

Kết luận
Để khởi đầu một doanh nghiệp thì bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thứ. Nhất là khi bạn đưa ra một ý tưởng sản phẩm mới thì lại càng khó khăn hơn. Vì vậy bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ, làm rất nhiều việc để có thể ra mắt sản phẩm một cách suôn sẻ. Khảo sát thị trường kỹ lưỡng chính là cách giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn cho ý tưởng sản phẩm của mình.

 


Gọi điện ngay