Để khởi nghiệp thương mại điện tử thành công cần có rất nhiều yếu tố tác động đến. Nội dung bài viết này sẽ chỉ ra 8 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khởi nghiệp thương mại điện tử của các startup.
1. Tầm nhìn
Startup phải là người có tầm nhìn rộng, mặc dù con số ước tính có thể không trùng khớp với thực tế. Nếu như các Startup có tầm nhìn hạn hẹp thì còn một khoảng cách khá xa mới có thể chạm đến mức giá 10 triệu USD. Khi bạn có giấc mơ chạm đến mức định giá 100 triệu USD thì mới dễ thành công được. Chỉ khi nào dám mơ ước và lên kế hoạch từng bước để thực hiện kế hoạch của mình một cách nghiêm túc thì giấc mơ mới trở thành sự thực. Các nhà đầu tư sẽ chú ý đến bạn khi bạn dám ước mơ lớn. Và đây cũng là cách duy nhất để một Startup tạo ra được giá trị và sức ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội nước nhà.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một mức định giá lớn thì bạn cần tạo ra được thật nhiều những giá trị để mang lại lợi nhuận. Kinh doanh thương mại điện tử không chỉ là một doanh nghiệp xã hội. VNG là một doanh nghiệp, nhưng bạn có biết nó tác động đến bao nhiêu triệu người dân Việt Nam không? Và nó đã tạo ra được nguồn lợi nhuận khổng lồ như thế nào mới đủ nuôi sống hơn 2.000 nhân viên của mình.
2. May mắn
Trong cuộc sống ai cũng cần có may mắn. Trong kinh doanh cũng vậy. Điều này được chứng minh rất nhiều khi các nhân viên công ty đưa ra ý tưởng, sáng kiến khó thực hiện, nhưng nó làm được, một phần là nhờ may mắn. Bạn có biết rằng người đàn ông tạo ra ứng dụng dock trên Mac hiện nay đã bị nhân viên tuyển dụng của Apple từ chối. Nhưng may mắn đã đến với anh ta khi Steve Jobs đã chọn ứng dụng này bởi vì ông thích nó. Mỗi một Startup sẽ có những câu chuyện may mắn khác nhau. Khi bạn nghe những người sáng lập thành công nói chuyện, bạn sẽ được nghe về những điều may mắn mà họ đã nhận được trong cuộc sống, cũng như trong quá trình kinh doanh.
May mắn không có nghĩa là bạn ngồi đó cầu nguyện cho nó đến với mình, cho tiền tự rơi vào túi. May mắn đôi khi là bạn biết chớp đúng thời cơ, đúng cơ hội, không để lỡ mất nó.
3. Lean startup hoặc một phương pháp khởi nghiệp đáng tin cậy
Bạn đã đọc Lean Startup của Eric Ries chưa? Nếu bạn đã đừng đọc nó có lẽ bạn nên ra hiệu sách và tìm kiếm quyển sách này. Quan điểm của Eric không phải ai cũng đồng ý, nhưng nó lại là mô hình thực sự rất hấp dẫn, nó là mô hình của sự đổi mới dành cho những người mới bắt đầu khởi nghiệp. Mỗi một Startup lại có một phương thức khởi nghiệp không giống nhau, họ cũng điều hành kinh doanh rất khác nhau. Nhưng trên tất cả thì Startup nào cũng cần có một kim chỉ nam để tham khảo, dẫn lối. Nếu không thì chẳng khác nào đi lạc trong mê cung, không biết ngày nào mới đến đích, hoặc là sẽ không bao giờ đến đích. Không có công thức rõ ràng cho Startup khởi nghiệp, bạn muốn khởi nghiệp bạn phải tự tìm phương pháp riêng. Cũng sẽ không có một triết lý nào để nhận ra phương pháp đó sẽ thành công hay thất bại. Do đó bạn nên tìm hiểu những Startup đi trước, hãy thử nghiệm ý tưởng trên thương trường và theo đuổi mục tiêu của mình đến cùng.
4. Vấn đề thực tế
Hệ thống giáo dục của Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến điều này. Học sinh, sinh viên, thậm chí là phụ huynh, thầy cô giáo đều đang chạy theo xu hướng thuộc lòng, xu hướng thành tích. Trong bất cứ cuộc thi, cuộc bình chọn nào cũng đều chạy theo thành tích, nó sẽ khiến cho tư duy phê phán không còn tồn tại được nữa. Tư duy phê phán là nền tảng để xác định vấn đề và để thực hiện. Hiện nay thay vì phê phán, người Việt nam đang học cách giải quyết vấn đề bằng cách thẩm thấu. Nhưng nên tảng của thẩm thấu vẫn còn rất yếu.
Với một Startup trẻ thì điều này rất quan trọng. Paul Graham đã nói rằng: “Các sai lầm phổ biến nhất của Startup chính là tìm cách giải quyết cho những vấn đề chẳng mấy ai gặp phải”. Do đó, các Startup Việt Nam cần suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này và cần phải xem xét lại những vấn đề bản thân đang tìm cách giải quyết là có thật hay không? Đừng lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức để thực thi giải pháp cho một vấn đề không tồn tại.
5. Quan hệ đối tác và tận dụng thương hiệu khác
Ticketbox.vn là một dịch vụ bán vé, nhưng nó lại là một trong những Startup khẳng định được bản lĩnh của mình trên thị trường rộng lớn. Mức độ tăng trưởng của nó đều đặn và khả quan và nó có nhiều mối quan hệ bền vững với các đối tác. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của bất cứ một thương hiệu nào. Nhất là khi bạn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, không tên tuổi, không gây được tiếng vang. Người Việt Nam rất nhạy cảm với vấn đề thương hiệu. Hầu như họ đều thích thương hiệu nước ngoài hơn so với các thương hiệu trong nước.
Muốn duy trì được sự tăng trưởng cho doanh nghiệp thì bạn cần phải đảm bảo được mối quan hệ với đối tác, bên cạnh đó bạn nên kết hợp với nhiều thương hiệu khác nữa. Làm như vậy bạn sẽ được lợi rất lớn từ hiệu ứng domino. Trong quá trình kinh doanh bạn nên học hỏi những doanh nghiệp lớn hơn những thứ họ muốn và họ có nhu cầu. Nếu bạn muốn kinh doanh theo mô hình B2B thì điều này rất quan trọng và nó ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường.
6. Đổi mới Nghiên cứu và Phát triển
Vấn đề ma đa số các Startup Việt Nam mắc phải chính là họ thường sao chép ý tưởng từ thung lũng silicon. Nếu bạn sao chép ý tưởng của một người, thì cũng sẽ có rất nhiều người khác giống như bạn hoặc là sao chép lại ý tưởng của bạn. Từ đó tất cả các ý tưởng dù ban đầu nó sáng tạo và đắt giá thì cũng dần trở nên nhạt nhẽo và rẻ mạt. Khi ý tưởng bị đánh cắp, nó khó tồn tại được trên thị trường, bởi thực hiện nó một cách hoàn hảo không hề dễ dàng. Nhưng khi đã sao chép ý tưởng rồi thì lại chẳng có mấy Startup chịu bỏ thời gian ra để nghiên cứu và phát triển ý tưởng đó. Một Startup nếu không chịu động não hơn thì sẽ rất khó để sao chép ý tưởng và biến ý tưởng đó thành một điều mới mẻ và sáng tạo.
7. Con người
Tại Việt Nam thì những con người chịu sáng tạo đang trở nên rất khan hiếm. Có rất nhiều Startup thiếu kinh nghiệm khi kinh doanh, họ không biết cách phát triển doanh nghiệp của mình như thế nào. Họ không được đào tạo một cách bài bản, và không có sự chuyên nghiệp để đem đến thành công cho doanh nghiệp của mình. Người Việt Nam rất thích được gắn lên mình các chức danh long trọng như “Giám đốc” và thích leo thang sự nghiệp của chính mình. Nhưng sự thực là họ không đủ kiến thức, không đủ kinh nghiệm và quan trọng hơn là họ không có sự quyết tâm để phát triển doanh nghiệp của mình. Điều này có nghĩa là sẽ rất khó để tìm kiếm được một người tốt và giữ chân họ càng khó hơn. Nếu như bạn không phải là người kiên trì, bạn không có nhiều tiềm lực thì bạn không nên bắt tay vào kinh doanh.
8. Đầu tư
Muốn phát triển được doanh nghiệp thì cần phải có tài chính. Có tài chính hùng mạnh thì Startup mới phát triển và duy trì được sự phát triển đó cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ cần phải đầu tư vào rất nhiều nguồn tài nguyên và cần phải trả lương cho nhân viên để làm việc. Cho nên nguồn tài chính chính là yếu tố rất quan trọng, nhưng không phải Startup nào cũng có được nguồn lực tài chính để bắt đầu. Nhưng cũng không cần quá lo lắng, bởi khi ý tưởng của bạn khác biệt và thật sự tuyệt vời thì sẽ có rất nhiều người sẵn sàng đầu tư để giúp bạn thực hiện ý tưởng đó. Vậy nên đừng quá băn khoăn về nguồn tài chính, mà hãy tìm cách để doanh nghiệp vươn lên dẫn đầu.
Hiện nay các Startup Việt Nam khi có ý tưởng sẽ có xu hướng tìm kiếm nhà đầu tư và thuyết phục những nhà đầu tư đó góp vốn để xây dựng doanh nghiệp. Nhưng tài chính cũng chỉ là một vấn đề mà thôi, quan trọng hơn là bạn phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên xuất sắc để cũng phát triển doanh nghiệp đi lên.
GÓC QUẢNG CÁO
Hiện tại chúng tôi nhận thiết kế web bán hàng với giao diện theo yêu cầu trọn gói 1,800,000 đ tặng kèm hosting + tên miền quốc tế xài 1 năm không phát sinh chi phí. Liên hệ 0934.150.770 Zalo - ThietKeWebChuyen.Com
Thao khảo các
mẫu web bán hàng tại:
https://thietkewebchuyen.com/mau-web-ban-hang-web-thoi-trang-web-my-pham-web-nuoc-hoa
ThietKeWebChuyen.Com