Báo cáo phân tích website này sẽ chỉ ra cho bạn thấy những trang nào người dùng thoát ra từ đó. Thông thường, trang chủ luôn nằm trong top đầu trong bảng báo cáo. Đừng lo lắng và vội vàng thay đổi bởi đó là điều diễn ra ở mọi website.
Thay vào đó, hãy tìm kiếm những trang ít nội dung nhưng có tỉ lệ thoát cao. Bạn có thể chọn trang giỏ hàng hoặc trang liên hệ. Đó là cơ hội tốt để bạn thực hiện những thử nghiệm về mặt nội dung để xem độ tương tác của khách hàng.
Trong ví dụ này, trang liên hệ nằm trong top 10 trang người dùng thường thoát ra nhất. Khi chủ website biết điều này, họ cảm thấy không hài lòng bởi vì nó là một trong những trang quan trọng nhất.
Báo cáo này chỉ ra có vấn đề lớn trên trang. Nhưng để biết cụ thể tại sao, chúng ta cần xem kĩ hơn về các con số, phân tích In-page của trang.
Để tốt hơn, bạn nên xem cả trang trước khi họ vào trang thoát ra này vì có thể do mối liên kết không chặt chẽ về nội dung của 2 trang. Người dùng có thể được dẫn sang trang không hề như họ mong đợi và được giới thiệu ở trang tiếp nối dẫn đến mau chóng thoát ra.
Bạn có thể xem 3 ví dụ dưới đây:
– Phần lớn mọi người sẽ thoát ra nếu họ đọc tiêu đề và không hiểu trang đang nói về gì hoặc kêu họ phải làm gì. Do đó, tiêu đề chính trên trang và những nút bấm call-to-action vô cùng quan trọng giúp giảm tỉ lệ thoát.
Ví dụ: Monthly1K đã tiến hành thử nghiệm thông điệp chính trên trang của họ sau khi đọc báo cáo phân tích website. Thay vì là một thông điệp chung chung, họ nêu ra con số cụ thể và ấn tượng. Kết quả: tăng 7% doanh số bán.
– Bạn có thể thử thiết kế bố cục nội dung lại nếu tỉ lệ thoát cao. Hãy chắc chắn phần thông tin quan trọng luôn được đặt ở chỗ dễ xem và rõ ràng.
Ví dụ trong hình trên đây, trang liên hệ cũ vốn đặt ô điền theo hàng ngang. Tuy nhiên, người dùng vẫn chuộng kiểu truyền thống hơn. Bằng chứng khi họ thử nghiệm gom các ô điền thành hàng dọc, tỉ lệ điền tăng 52%.
– Hãy chấp nhận, website của bạn không bao giờ đạt đến mức không ai thoát ra. Mọi người sớm hay muộn cũng đến lúc thoát khỏi trang, vấn đề lại bạn cố gắng níu giữ họ bằng những lớp nội dung có ý nghĩa. Như ở trang thanh toán, khi người mua sắp thoát, hãy hỏi họ đơn giản “Bạn có chắc không muốn mua hàng tiếp?” khi họ nhấn nút Đóng.