Khi mà tình hình kinh tế xã hội phát triển thì rất nhiều lĩnh vực cũng phát triển, mở rộng kéo theo đó là rất nhiều các công ty, doanh nghiệp ra đời. Mỗi ngày đều có rất nhiều các dự án bất động sản lớn nhỏ được duyệt, các trung tâm thương mại, chung cư, khu nghỉ dưỡng thi nhau mọc lên để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng,… thì các dự án này càng nhiều. Điều này có thể chứng tỏ rằng thị trường vật liệu xây dựng đang phát triển rất mạnh.
Kinh doanh vật liệu xây dựng có rất nhiều tiềm năng nhưng bạn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Vật liệu xây dựng là mảng khó và “đầy gai nhọn”, nó sẽ không đem đến cho bạn sự lộng lẫy, sang chảnh như
kinh doanh mỹ phẩm, thời trang. Nếu bạn muốn kiến tạo sự nghiệp bằng việc
kinh doanh vật liệu xây dựng, thì dưới đây chính là những kinh nghiệm quý báu giúp bạn tự tin hơn và sẵn sang đương đầu với khó khăn.
1. Huy động nguồn vốn
Vật liệu xây dựng không giống những ngành khác. Muốn kinh doanh được mảng này bạn cần chuẩn bị một nguồn vốn khá lớn. Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng, nhưng dù là quy mô nhỏ thì số vốn ban đầu cũng lên đến hàng trăm triệu đồng.
Là người mới bắt đầu thì không phải ai cũng có đủ nguồn vốn cần thiết. Do đó, bạn có thể huy động nguồn vốn bằng 3 nguồn sau đây:
- Vay người thân, họ hàng: Nếu như vay được vốn của người thân thì bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và không cần phải làm những thủ thục, giấy tờ lằng nhằng. Và quan trọng hơn là tiền lãi hàng tháng sẽ ưu đãi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, dù là người thân, là họ hàng thì bạn vẫn nên làm một số giấy tờ để tạo sự tin tưởng. Nếu không sẽ chẳng ai dễ dàng giao tiền của họ cho bạn cả.
- Kết hợp kinh doanh với người khác: Thực sự đây không phải là cách huy động vốn, nhưng hợp tác kinh doanh thì sẽ tiết kiệm được một nửa vốn. Và sẽ có 2 người chủ cùng có trách nhiệm
xây dựng hoạt động kinh doanh để ngày càng sinh lãi. Bên cạnh đó thì công việc cũng sẽ giảm đi rất nhiều vì có 2 người cùng giải quyết.
- Vay vốn ngân hàng: Hiện nay việc vay vốn ngân hàng rất dễ, quy trình, thủ tục vay vốn cũng không phức tạp, nhưng lãi suất của ngân hàng lại tương đối cao. Do đó, nếu muốn vay vốn ngân hàng bạn cần cân nhắc thật kỹ và có phương án rõ ràng. Và đây chỉ nên là sự lựa chọn cuối cùng khi bạn không biết huy động nguồn vốn từ đâu mà thôi.
2. Tham khảo thị trường vật liệu xây dựng tại khu vực
Dù là
kinh doanh vật liệu xây dựng hay là kinh doanh bất cứ mặt hàng nào thì việc quan trọng bạn phải làm đó là khảo sát thị trường. Việc khảo sát này sẽ giúp bạn có được một cái nhìn tổng quát nhất về tình hình buôn bán mặt hàng này. Bạn nên dành ra khoảng 1 tháng đầu tiên để đi khảo sát thị trường. Bằng cách giả làm một người mua hàng bạn sẽ đến những cửa hàng bán vật liệu xây dựng để tham khảo.
Qua đó bạn sẽ nắm được trên địa bàn hiện nay có bao nhiêu cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng? Họ kinh doanh đã bao lâu? Lượng khách hàng như thế nào? Cách bố trí cửa hàng ra sao? Cách thiết kế biển hiệu như thế nào?... Không chỉ vậy bạn sẽ còn biết được những mặt hàng mà đối thủ đang kinh doanh, giá cả như thế nào, mặt hàng bán chạy nhất,…
Biết được những thông tin này thì bạn sẽ dễ dàng hoạch định được
chiến lược kinh doanh phù hợp, biết được nên bán mặt hàng nào và với mức giá ra sao?.
3. Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng
Thị trường hiện nay thì kinh doanh mặt hàng nào cũng đều cạnh tranh rất khốc liệt. Muốn kinh doanh thành công thì bạn cần đảm bảo được các yếu tố: chất lượng, uy tín. Hàng hóa chất lượng tốt và bán hàng uy tín thì khách hàng mới đến với bạn.
Để tìm kiếm nguồn hàng chất lượng thì có 3 cách:
- Nhập hàng trực tiếp từ các công ty vật liệu xây dựng: Đây là cách nhập hàng được hầu hết những người kinh doanh sử dụng. Nhập hàng từ nhà sản xuất nghĩa là bạn trở thành một đại lý của họ, và bạn sẽ phải chịu những ràng buộc nhất định từ phía cung cấp. Thông thường thì nhà sản xuất sẽ đưa ra giá bán lẻ bắt buộc đại lý phải bán đúng mức giá đố, nhà cung cấp sẽ hỗ trợ đại lý thông qua phần trăm chiết khấu.
- Nhập qua tổng đại lý khu vực: Nhập hàng từ đại lý thì giá cả đã được niêm yết rõ ràng và bạn cũng sẽ nhận được nhiều ưu đãi. Bên cạnh đó bạn sẽ được hướng dẫn về cách lắp đặt, sử dụng từng mặt hàng. Bạn cũng không cần lo lắng về chất lượng sản phẩm.
- Nhập hàng từ nước ngoài: Người Việt Nam thường rất sính ngoại, dù là vật liệu xây dựng thì cũng không nằm ngoài quy luật này. Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng từ nước ngoài khá cao. Nên nếu có vốn lớn thì bạn nên nhập hàng từ nước ngoài để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nhập một số lượng hàng nhất định, không nên nhập lượng hàng hóa quá lớn. Vật liệu xây dựng giá cao, nếu như hàng tồn thì ảnh hưởng lớn đến doanh thu và mất thêm phí hoàn hàng cho nhà cung cấp.
4. Định giá vật liệu xây dựng
Giá vật liệu xây dựng cũng thay đổi nhanh chóng, lên xuống thất thường. Cùng một mặt hàng nhưng mỗi công ty lại có một mức giá khác nhau. Do vậy, muốn
kinh doanh vật liệu xây dựng thì bạn nên thường xuyên cập nhật giá cả hàng hóa để điều chỉnh mức giá cho phù hợp với từng giai đoạn. Đừng bán quá cao so với mặt bằng chung vì dễ mất khách, còn bán thấp hơn thì đương nhiên bạn sẽ hụt doanh thu.
Ngoài ra, giá bán của vật liệu xây dựng còn tùy thuộc vào số lượng mua hàng, thanh toán nhanh hay chậm và đối tượng mua hàng là ai nữa. Bạn nên có sự điều chỉnh cho thích hợp.
5. Xác định mặt hàng chủ lực kinh doanh vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng cũng được chia ra làm 2 mặt hàng thô và đã hoàn thiện. Bạn không thể nhập tất cả các mặt hàng được, do đó bạn nên chọn những mặt hàng chủ lực mà thôi.
- Mặt hàng thô: sỏi, cát, gạch, xi măng, thép,…
- Mặt hàng hoàn thiện: thiết bị điện, nước, thiết bị vệ sinh,…
Để lựa chọn hàng bán bạn cũng cần cân nhắc về nguồn vốn mình đang có và tình hình xung quanh cửa hàng để đưa ra quyết định thích hợp.
Trên đây chính là những kinh nghiệm sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình kinh doanh vật liệu xây dựng của bạn. Và để quá trình buôn bán đi vào quỹ đạo bạn đừng quên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng nhé!
GÓC QUẢNG CÁO
Hiện tại chúng tôi nhận thiết kế web bán hàng với giao diện theo yêu cầu trọn gói 1,800,000 đ tặng kèm hosting + tên miền quốc tế xài 1 năm không phát sinh chi phí. Liên hệ 0934.150.770 Zalo - ThietKeWebChuyen.Com
Thao khảo các
mẫu web bán hàng tại:
https://thietkewebchuyen.com/mau-web-ban-hang-web-thoi-trang-web-my-pham-web-nuoc-hoa
ThietKeWebChuyen.Com