Gánh hàng rong luôn khiến người ta liên tưởng đến những cuộc đời cơ cực, những con người tần tảo, dãi nắng dầm mưa trên khắp các cung đường. Họ gánh trên vai cơm áo gạo tiền, gánh trên vai những nhọc nhằn. Mỗi khi nghe lời rao thánh thót ấy chúng ta ít nhất sẽ đều có những nỗi đồng cảm, cũng có người khinh khi.
Nhưng ít ai trong chúng ta biết rằng ẩn sau khuôn mặt khắc khổ đó chính là bậc thầy kinh doanh với, mang trên mình đầy kinh nghiệm bán hàng mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu kinh nghiệm bán hàng của những người bán hàng rong qua bài viết này nhé!
1. Kinh nghiệm chọn địa điểm bán hàng
Gánh hàng rong là những người bán hàng, nhưng họ không có cửa hàng cố định. Họ cứ đi, bất cứ nơi đâu, không kể lúc nào, ở đâu có khách hàng ở đó chính là cửa hàng của họ. Hoặc nơi nào có chỗ đặt gánh hàng thì họ có cửa hàng mới. Bán hàng rong thì không kể trời mưa hay nắng, nóng hay lạnh. Nhưng chính điều đó là điểm thuận lợi cho họ. Họ có hàng nghìn cửa hàng, khách hàng của họ cũng vô kể, miễn là họ còn đi được và có điểm dừng chân.
Chắc bạn chưa bao giờ để ý tại sao ngay dưới văn phòng, ở điểm xe bus lúc nào cũng có gánh xôi, gánh ăn vặt đúng không? Những điều này đều nằm trong tính toán của những người bán hàng rong hết đấy. Họ chẳng được học
chiến lược kinh doanh bài bản ở trường lớp, nhưng nghệ thuật bán hàng của họ thì siêu đỉnh. Họ biết ở đâu bán được nhiều hàng nhất để lựa chọn nơi đặt gánh hàng. Và khi họ đặt gánh bên lề đường thì khách hàng tấp nập mua đồ. Tuy nhiên, họ cũng ít bán ở những nơi quá đông người qua lại vì dễ gây tắc nghẽn, dễ bị công an đuổi. Họ chọn những nơi không không quá đông người, tất nhiên nó sẽ cách đoạn đường tập trung đông người không quá xa.
Một ví dụ rất đơn giản cho bạn dễ hình dung.
Mỗi chiều tan làm về đi ngoài đường bụng bạn sẽ cồn cào vì mùi thịt nướng, mùi bắp rang bơ. Và bạn không thể không dừng lại mua ngay để lấp đầy cái bụng của mình. Đây chính là
chiến lược kinh doanh đơn giản mà hiệu quả của người bán hàng đấy. Họ sẽ chọn thời điểm khách hàng đang đói nhất và đặt gánh hàng ở đầu gió, nơi mà cơn gió sẽ mang khách hàng đến với họ. Không chỉ vậy, những người bán hàng rong còn rất biết cách chọn đồ để bán. Gần trường học thì bán đồ ăn vặt như bò bía, xúc xích, kem, sữa chua,… Nơi tập trung đông văn phòng công sở thì bán cà phê, trà tranh, hoa quả,…
Tất cả những điều này được chắt lọc lại trong 1 câu nói: “Đúng nơi, đúng thời điểm, đúng mục đích mọi thứ sẽ trở nên hoàn hảo!”
2. Kinh nghiệm làm hài lòng khách hàng
Đã bao giờ bạn đi mua xôi mà nhận được lời hỏi thăm thân thiết của bà bán xôi hay chưa? Ban đầu sẽ là những câu hỏi thường gặp: “cháu ăn xôi gì? Ăn bao nhiêu?”. Rồi tiếp theo, cùng với bàn tay thoăn thoắt gói xôi bà sẽ hỏi bạn thêm những câu như: “cháu làm ở đâu? Bao nhiêu tuổi? Học trường gì?...”. Hầu như chẳng có ai đề phòng với bà bán xôi. Nhất là khi nghe giọng điệu hỏi thăm thân tình như vậy. Chẳng biết từ lúc nào mà bạn sẽ kể tuốt tuồn tuột về công việc, về những vấn đề trong công ty, cho đến khi bạn nhận ra điều đó thì gói xôi đã nằm trong tay bạn rồi. Và tất nhiên, từ đó bạn sẽ trở thành khách hàng của bà bán xôi, nơi bạn có thể thoả sức bày tỏ nỗi lòng.
Câu chuyện tưởng như rất bình thường nhưng lại chứa đựng chân lý bán hàng cực đỉnh. Bà bán xôi mỗi ngày chỉ biết nấu xôi rồi mang đi bán, bà làm sao hiểu được những chuyện nơi công sở, chuyện công việc. Điều bà rõ ràng nhất là nhìn sắc mặt của bạn để đẩy đưa câu chuyện. Chính điều đó khiến bạn thấy dễ chịu hơn bao giờ hết và tâm sự. Có lẽ đây chính là lý do, dù xôi của bà chẳng có gì đặc biệt nhưng gánh hàng của bà chẳng khi nào vắng khách.
Từ những điều này bạn biết rằng để bán được hàng thì không nhất định phải có kiến thức uyên bác, không cần mang một rổ lý thuyết. Cái bạn cần nhất chính là thực tế, là trải nghiệm với cuộc đời. Bạn giúp khách hàng thoải mái, bạn mang đến cho họ sự tin tưởng thì bạn sẽ bán được hàng.
3. Nghệ thuật Marketing điêu luyện
Một buổi chiều đông se lạnh, đang ngồi làm việc bạn bỗng nghe tiếng rao: “Bánh mỳ Sài Gòn đặc ruột thơm bơ! Bánh mỳ Sài Gòn một ngàn một ổ!”. Điều gây ấn tượng trong tiếng rao ngắn ngủi ấy không chỉ là chất giọng miền Nam mềm mại, thân thương. Mà nó còn là thông điệp chứa trong nó. Nghe tiếng rao ấy bạn biết được điều gì? Bạn biết được nguồn gốc của bánh (Sài Gòn), giá cả của bánh (1 nghìn/1 chiếc) và đặc trưng của chiếc bánh mì đó (thơm bơ). Chỉ một tiếng rao ngắn ngủi nhưng hiệu quả mang lại thì cả những thương hiệu lớn cũng khó bằng được.
Những câu rao vui tai cũng được sử dụng rất nhiều trong bán hàng rong. Bởi tiếng rao vui tai khiến người đi đường lắng nghe, từ đó tò mò rồi hỏi giá, nếu thích hợp thì họ sẽ mua. Những tiếng rao ấn tượng này chính là cách gây chú ý với khách hàng cực hiệu quả. Nhưng hơn hết đó chính là cái duyên và khả năng sáng tạo của người bán hàng.
Từ những điều trên đây có thể kết luận rằng, bán hàng thì phải biết tạo ấn tượng cho khách hàng. Khi lên chiến dịch thì phải có ý tưởng độc đáo, thông điệp ngắn gọn, đúng trọng tâm và đưa ra được đặc trưng của sản phẩm.
4. Khả năng xử lý tình huống khéo léo
Thị trường luôn thay đổi theo thời gian và không có gì là mãi mãi trong kinh doanh.
Bán hàng rong nghĩa là phải luôn đối mặt với khách hàng để tiếp thị trực tiếp. Bên cạnh đó người bán hàng cũng kiêm luôn tư vấn và chăm sóc khách hàng. Do đó, người
bán hàng rong cần có sự khéo léo nhất định và khả năng ứng biến nhanh nhạy để xử lý mọi tình huống.
Một ví dụ đơn giản thế này. Bạn đi mua dưa hấu, đang chọn thì bỗng nhiên có một người chạy đến mắng té tát chủ cửa hàng. Nào là dưa nhạt, nào là dưa không đỏ nhưng lời giới thiệu. Những câu nói này làm cho những người đang chọn, trong đó có cả tôi chần chờ vì lo lắng chất lượng dưa. Tuy nhiên, chủ cửa hàng vẫn rất bình tĩnh hỏi han, không tức giận. Đến cuối cùng thì nhận ra đó là đối thủ thấy hàng bên này bán được hàng nên chơi khăm.
Như vậy có nghĩa là gì? Khi chưa biết được mục đích và sự thật thì không nên đôi co với khách hàng mà hãy bình tĩnh đối mặt. Tất nhiên không đôi co không có nghĩa là không nói gì, bởi im lặng có nghĩa là khẳng định dưa của mình không ngon. Cách đơn giản nhất để chứng minh, chủ cửa hàng chỉ cần bổ ngay một quả dưa để người phá đám cùng những người mua khác nhìn. Quả dưa bổ ra có cùi mỏng, thịt đỏ, mọng nước trông thật tươi ngon, điều này đã khẳng định được chất lượng dưa. Tiếp đến chủ cửa hàng đưa cho người phá đám một nửa quả và nói xin lỗi vì quả dưa hỏng, nửa quả này để đền bù.
Chỉ vậy thôi là chủ cửa hàng đã làm vừa lòng tất cả mọi người và dưa thì vẫn đắt hàng.
Bán hàng rong cũng tương tự như bán hàng trong cửa hàng, tính cạnh tranh của nó tương đối cao. Và đôi khi cũng cần sử dụng chiêu trò, và cách xử lý hiệu quả nhất khi gặp chuyện. Nhưng quan trọng nhất là chính bạn phải tin vào sản phẩm của mình, như cách chủ cửa hàng chọn bừa một quả dưa mà vẫn cực kỳ tươi ngon.
Muốn bán hàng tốt thì trong mọi tình huống phải bình tĩnh và dù có chuyện gì xảy ra cũng phải biết làm khách hàng hài lòng. Đừng đôi co với khách hàng, nó càng chỉ làm hình ảnh sản phẩm trở nên xấu xí hơn mà thôi.
Những
kinh nghiệm bán hàng của người bán hàng rong trên đây đã khái quát nhất cách bán hàng như thế nào cho hiệu quả nhất. Và thực tế cũng chứng minh rằng không phải cứ có bằng cấp cao mới bán hàng tốt. Kinh nghiệm cuộc sống mới là điều đáng học hỏi nhất.
GÓC QUẢNG CÁO
Hiện tại chúng tôi nhận thiết kế web bán hàng với giao diện theo yêu cầu trọn gói 1,800,000 đ tặng kèm hosting + tên miền quốc tế xài 1 năm không phát sinh chi phí. Liên hệ 0934.150.770 Zalo - ThietKeWebChuyen.Com
Thao khảo các
mẫu web bán hàng tại:
https://thietkewebchuyen.com/mau-web-ban-hang-web-thoi-trang-web-my-pham-web-nuoc-hoa
ThietKeWebChuyen.Com