tit
Các nhân viên kinh doanh, nhà tiếp thị và các doanh nhân đều chắc chắn rằng họ sẽ bán được hàng của họ theo cách của chính mình dù có chuyện gì xảy ra, cho đến khi họ nhận ra họ không thể làm được điều đó. Cho nên có rất nhiều công ty tưởng có triển vọng phát triển nhưng đều thất bại, dù là công ty mới hay công ty đã hoạt động được trong thời gian dài.
Lý do dẫn đến thất bại đó là bởi những công ty này không biết cách quản lý nguồn tiền mặt của mình một cách đúng đắn. Quản lý tiền mặt là vấn đề tất cả các doanh nghiệp đều phải quan tâm, nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt và thị trường dần bão hòa như thời điểm hiện tại. Nếu như không quản lý tốt tiền mặt thì bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rắc rối, quan trọng hơn là bạn sẽ phải tốn một đống chi phí cho nhân viên.
Trong cuốn sách quản lý kinh doanh của mình, tác giả Harnish đã dành 1/5 cuốn sách để nói về vấn đề quản lý tiền mặt cho các doanh nghiệp. Nội dung này đã giúp các doanh nghiệp biết cách kiểm soát dòng tiền mặt của doanh nghiệp và giảm thiểu đến tối đa những rủi ro cho kinh doanh. Cầm trên tay cuốn sách này của Harnish bạn sẽ biết cách quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp của mình mà không cần phải mất nhiều chi phí để thuê một kế toán lão luyện để quản lý cho bạn.
Dưới đây chính là 7 công cụ đơn giản mà Harnish đã chỉ ra trong cuốn sách để giúp xây dựng kế hoạch quản lý dòng tiền mặt hiệu quả.
Cách 1: Xây dựng chiến lược về giá bán
Để quản lý dòng tiền mặt hiệu quả thì bạn cần xác định được đối tượng khách hàng bạn hướng tới là ai. Nếu như khách hàng bạn hướng tới là những người có điều kiện và sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp là sản phẩm có giá trị thì bạn có thể tăng thêm giá sản phẩm, dịch vụ để thu thêm tiền. Bạn đừng nghĩ rằng bạn đang lừa dối khách hàng, bởi bạn bán sản phẩm đã bao gồm cả những dịch vụ tuyệt vời kèm theo. Tuy nhiên, bạn không nên tăng một lúc quá nhiều mà chỉ nên tăng nhẹ, mức tăng đủ để làm nên sự diệu kỳ cho dòng tiền mặt thu về của bạn.
Cách 2: Không ngừng tăng mặt chất lượng và số lượng sản phẩm
Cách đóng gói sản phẩm cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Bạn nên sáng tạo trong cách đóng gói các sản phẩm của mình sao cho thật tiện lợi mà vẫn đẹp mắt, và quan trọng là khối lượng và số lượng tăng lên. Trong cùng một mức giá nếu bạn bán được nhiều sản phẩm hơn thì lượng tiền mặt thu về bạn sẽ cao hơn rất nhiều so với bình thường.
Cách 3: Đừng quên thúc đẩy bán hàng tồn kho, thu hồi vốn
Lượng hàng tồn kho càng nhiều thì vốn của bạn bị ngâm càng nhiều, điều đó có nghĩa là số tiền mặt bạn đang có sẽ càng giảm. Do đó, nếu như lượng hàng tồn kho quá nhiều bạn hãy bán nó với mức giá vốn ban đầu, không cần phải bán để thu lợi nhuận. Trong vấn đề này bạn đừng suy nghĩ đến vấn đề thua thiệt hay lỗ lãi, điều bạn cần nghĩ là bạn phải giải phóng lượng hàng tồn kho nhanh chóng để thu lại nguồn vốn cho mình. Hãy định giá vừa đủ để bù đắp nguồn vốn nhập hàng ban đầu, những chi phí đó bao gồm: chi phí nguyên liệu, chi phí cho người bán, chi phí cho nhân viên. Có như vậy thì dòng tiền mặt của doanh nghiệp bạn sẽ tăng nhanh.
Cách 4: Tối giản chi phí điều hành bán hàng
Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì cần phải có sự liên kết của rất nhiều các bộ phận với nhau. Nhưng nếu như doanh nghiệp của bạn đã hoạt động theo đúng quỹ đạo thì bạn hãy suy nghĩ để phân các khoản mục chi phí ra thành từng nhóm khác nhau. Sau đó bạn nên xác định những khoản chi phí cần và không cần thiết, từ đó cắt giảm những chi phí không cần thiết. Bạn nên lưu tâm nhiều đến những khoản chi phí điều hành doanh nghiệp mà đang tiêu tốn của bạn một khoản tiền lớn mà lại không cần thiết.
Cách 5: Đừng quên tận dụng tối đa cơ hội tăng cường các khoản thu
Những khoản tiền phải chi khiến dòng tiền mặt của doanh nghiệp ngày càng giảm bao gồm: khoản tiền cho vay, tiền nợ của khách hàng, tiền nhập hàng của các nhà bán lẻ, nhà phân phối,… Khi nguồn tiền mặt giảm xuống thì bạn cần phải tìm cách để tăng tiền để bù lại khoản tiền bị tụt giảm. Bạn cần thực hiện các cuộc điện thoại và gửi email cho các khách hàng nợ của mình ngay lập tức. Những cuộc gọi và email này sẽ giúp bạn thu hồi được phần nào khoản tiền nợ để từ đó củng cố nguồn tiền của mình.
Cách 6: Kiểm soát và kiểm kê hàng hóa
Là một doanh nghiệp kinh doanh thì công việc thường xuyên bạn cần làm chính là kiểm kê tài sản và kiểm lượng hàng tồn kho để có giải pháp tống khứ nguồn hàng ứ đọng này để thu hồi vốn. Bạn chỉ nên giữ lại những thứ cần thiết cho các đơn đặt hàng mà thôi, còn lại hãy biến chúng thành tiền mặt. Đây chính là cách quản lý dòng tiền hiệu quả nhất và nó còn giúp bạn tăng được dòng tiền mặt cho doanh nghiệp của mình.
Cách 7: Cần kiểm soát được khoản chi phí phải chi trả
Tùy vào từng trường hợp và hoàn cảnh khác nhau bạn cũng nên làm chậm những khoản thanh toán cho các chủ nợ của mình. Để có thêm nguồn tiền mặt để duy trì hoạt động doanh nghiệp và đầu tư những hạng mục khác hay mở rộng quy mô kinh doanh bạn nên gọi điện cho chủ nợ và bàn bạc với họ về việc lùi thanh toán trong thời gian tới.
Hy vọng với 7 cách tăng tiền mặt cho doanh nghiệp trên đây sẽ giúp bạn quản lý dòng tiền mặt của doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả nhất.