Cách để nhân viên gắn bó với công ty

1. Hãy để nhân viên được trình bày quan điểm của mình
2. Tạo động lực bằng khen thưởng và công nhận
3. Không spam email và họp hành quá nhiều
4. Giữ liên lạc với nhân viên
5. Doanh nghiệp nhỏ cần phải có đủ 5 nhân viên này nếu muốn phát triển
6. Nhân viên đóng vai trò cố vấn
7. Nhân viên tìm kiếm tri thức

Đối với một doanh nghiệp thì nhân viên chính là nền tảng quan trọng nhất để quyết định sự thành bại của việc kinh doanh. Nếu như người đứng đầu doanh nghiệp biết cách khiến nhân viên trung thành với mình thì chắc chắn hiệu quả làm việc sẽ rất hiệu quả. Nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều người không biết cách duy trì lòng trung thành của đội ngũ nhân viên. Họ cho rằng nhân viên làm việc vì tiền là chính cho nên không quan tâm đến việc nhân viên có hạnh phúc và hài lòng với doanh nghiệp hay không.
Lương và thưởng là hai yếu tố quan trọng để giữ chân nhân viên với doanh nghiệp, nhưng đó chưa đủ để khiến đội ngũ nhân viên cảm thấy vui vẻ. Nếu như chủ doanh nghiệp biết đánh giá cao nhân viên, biết tôn trọng họ thì nhân viên sẽ hài lòng hơn gấp nhiều lần. Nếu nhân viên hài lòng thì họ sẽ trung thành và gắn bó với doanh nghiệp một cách tự nguyện. Không chỉ vậy hiệu quả làm việc của họ cũng cao hơn so với những nhân viên không trung thành. Vậy cần phải làm gì để nhân viên lúc nào cũng hài lòng về doanh nghiệp? Dưới đây chính là 8 mẹo giúp bạn khiến nhân viên lúc nào cũng thật hạnh phúc.
Minh bạch trong mọi vấn đề
Để nhân viên cảm thấy gần gũi, thân thiện khi làm việc trong doanh nghiệp thì minh bạch là yếu tố rất quan trọng. Bạn không tốn một đồng chi phí nào để tạo ra sự minh bạch. Cho nên, bạn không cần phải giấu diếm điều gì với các nhân viên của mình. Người quản lý sự hài lòng của TINYpulse – BJ Shannon đã nói rằng: “Bạn nên thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo với nhân viên để nhân viên biết được mọi vấn đề một cách rõ ràng và tường tận”.
1. Hãy để nhân viên được trình bày quan điểm của mình
Khoảng cách giữa lãnh đạo và đội ngũ nhân viên luôn luôn rất rộng và khó xóa nhòa được. Điều này khiến các nhân viên e dè khi nêu ý kiến hay trình bày quan điểm cá nhân của mình. Họ sợ bị đánh giá và cũng sợ bị mất điểm nếu như nói những điều không đúng ý cấp trên. Đây chính là rào cản lớn nhất khiến nhân viên không thể nào hết lòng với công việc, họ cũng không thoải mái khi phải đối mặt với cấp trên. Bạn là chủ doanh nghiệp thì nên tạo ra một môi trường, một không gian để các nhân viên được thể hiện quan điểm của mình. Khi nhân viên được giao tiếp, được trò chuyện với lãnh đạo về mọi vấn đề họ đang gặp phải thì sự kết nối của nhân viên với lãnh đạo, với doanh nghiệp sẽ sâu sắc hơn.
2. Tạo động lực bằng khen thưởng và công nhận
Đối tác quản lý của Polachi Access Executive Search – Charley Polachi cho biết: “Khi nhân viên cố gắng để đạt được những thành tích thì họ nên nhận được sự công nhận và khen thưởng từ cấp trên. Đây chính là một động lực tuyệt vời dành cho họ. Phần thưởng không cần phải giá trị, nó chỉ cần có ý nghĩa thực tế với nhân viên là được”.
Nên gia tăng lợi ích ngoài những lợi ích cơ bản
Bên cạnh tiền lương cơ bản mà nhân viên sẽ nhận được thì bạn nên tăng thêm lợi ích cho nhân viên. Ví dụ như phụ cấp ăn trưa, phụ cấp xăng xe, gửi xe, phụ cấp tiền điện thoại, hỗ trợ đóng các loại bảo hiểm,… có rất nhiều những lợi ích mà bạn có thể dành cho họ. Chắc chắn các nhân viên của bạn sẽ cảm thấy biết ơn bạn và doanh nghiệp vì đã quan tâm đến cuộc sống của họ. Những chế độ đãi ngộ này sẽ tiêu tốn của bạn thêm một khoản, nhưng khi bạn để nhân viên thấy được bạn đang quan tâm đến họ thì họ sẽ mang lại cho bạn nhiều hơn thế.
3. Không spam email và họp hành quá nhiều
Sẽ thật khó chịu nếu như ngày nào bạn cũng gửi cho nhân viên hàng chục email kèm theo họp hành liên miên. Việc này không chỉ mất thời gian mà còn khiến năng suất làm việc của nhân viên bị suy giảm. Bạn nên chọn lọc những email cần gửi và hạn chế các cuộc họp vô bổ. Tận dụng công nghệ để trao đổi với nhân viên cũng là cách giúp nhân viên làm việc tập trung hơn, hiệu quả hơn.
Nhân viên là một phần của doanh nghiệp
Muốn giữ được sự trung thành của nhân viên với doanh nghiệp thì bạn cần phải để cho họ thấy được con đường và tương lai của mình khi làm việc tại doanh nghiệp. Nếu như nhân viên biết chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp và những lợi ích mà mình sẽ nhận được khi làm việc thì họ sẽ trung thành hơn, tận tâm hơn. Cung cấp cho nhân viên những diễn biến liên quan đến công ty chính là cách để các nhân viên luôn an tâm và tin tưởng vào doanh nghiệp. 
4. Giữ liên lạc với nhân viên
Lãnh đạo có mối quan hệ tốt với nhân viên thì không khí làm việc sẽ trở nên thật hài hòa và thân thiện hơn. Cho nên hãy giữ liên lạc với các nhân viên của mình bằng những cuộc gặp gỡ, trò chuyện bên ngoài công việc. Ví dụ như kết bạn trên mạng xã hội để like hoặc comment bài viết, cùng ăn trưa, cùng nhậu,…
Biết được sự hài lòng của nhân viên
Lãnh đạo doanh nghiệp cần phải biết được các nhân viên đang cảm thấy như thế nào với doanh nghiệp? Họ có hài lòng không? Có hạnh phúc không? Có vui vẻ không? Có bức xúc hay khó chịu không?,… Khi biết được những điều nhân viên đang suy nghĩ thì sẽ có giải pháp để khắc phục tình hình và tăng cường mức độ hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp và nhân viên đồng thuận cùng chung một chí hướng thì doanh nghiệp sẽ gặt hái được rất nhiều sự thành công. Đây chính là nền tảng bền vững để doanh nghiệp hoạt động ổn định ở hiện tại và trong tương lai.

5. Doanh nghiệp nhỏ cần phải có đủ 5 nhân viên này nếu muốn phát triển
Mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều phải đối mặt với thất bại và cả thành công. Nếu như doanh nghiệp đó có khả năng nhạy bén, biết thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của điều kiện kinh tế thì sẽ dễ thành công hơn. Và ngược lại thì chắc chắn sẽ thất bại. Nhưng để đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp thì không thể thiếu được đội ngũ nhân viên làm việc.
Những nhân viên tài năng chính là chiếc xương sống của doanh nghiệp. Nhất là với những doanh nghiệp nhỏ từ 50 nhân viên trở xuống thì vai trò của đội ngũ nhân viên lại càng quan trọng hơn. Nếu như đội ngũ nhân viên của bạn không có kỹ năng làm việc thì doanh nghiệp đó có khả năng phá sản. Bạn sẽ phải đối mặt với điều này bất cứ lúc nào. Doanh nghiệp của bạn có đề ra được chiến lược kinh doanh hay ho và tuyệt vời đến mất mà nhân viên không biết cách thực hiện thì cũng không thể thành công được. Đây cũng là lý do tại sao mà các doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng các nhân viên của mình cần phải có khả năng làm việc. Năng lực của nhân viên phù hợp với từng vị trí mà mình đảm nhận thì mới có thể tạo thành thành công chung cho toàn công ty.
6. Nhân viên đóng vai trò cố vấn
Những doanh nghiệp nhỏ thì thường thiếu đi những chương trình đào tạo và phát triển. Không có điều kiện tốt như các doanh nghiệp lớn, những điều đó không có nghĩa là nhân viên của bạn không có cơ hội tìm hiểu thêm về công việc mà mình đang làm. Không có điều kiện phát triển năng lực chuyên môn. Vì thế doanh nghiệp cần phải có những người đóng vai trò cố vấn, họ có kiến thức để chia sẻ với những nhân viên khác.
Những người cố vấn sẽ chuyên giảng dạy và nâng cao kỹ năng cho các nhân viên khác, nhất là những nhân viên chưa có kiến thức cũng như kỹ năng trong công việc. Nhờ những nhân viên này mà doanh nghiệp không cần phải bỏ thêm chi phí thuê chuyên gia giảng dạy cho nhân viên. Hơn nữa nó còn thuận tiện và rất tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp. Quan trọng hơn là khi có nhiều thông tin, kiến thức thì bạn sẽ không cần lo lắng những thông tin này bị lộ ra bên ngoài.
7. Nhân viên tìm kiếm tri thức
Các nhân viên của bạn không phải ai cũng có khả năng quản lý và lãnh đạo, nhưng họ lại có đam mê trong công việc và khát khao tìm hiểu tri thức. Họ là những người không hài lòng với việc có đủ kiến thức để làm công việc mà mình đang làm. Họ muốn biết nhiều điều hơn, muốn học hỏi nhiều hơn và họ thường xuyên tham gia các khóa đào tạo bổ sung, đi học thêm các khóa học bên ngoài.
Bạn đừng bao giờ cảm thấy những nhân viên này phiền phức, bạn cũng đừng sợ phải chi tiền cho những nhân viên này đi học. Bởi họ chính là những người đóng góp cho doanh nghiệp các giá trị tối ưu nhất trong tương lai.
Nhân viên có khả năng ở nhiều lĩnh vực
Rất nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp phải ôm đồm rất nhiều công việc, họ thường nhúng tay vào mọi công việc trong doanh nghiệp. Họ không an tâm khi giao công việc cho nhân viên của mình. Điều này thực sự là một điều rất sai lầm. Bạn có số lượng nhân viên không lớn, nhưng bạn cần phải là người biết chia sẻ, biết phân quyền công việc cho từng nhân viên. Hãy để nhân viên của bạn chuyên tâm vào công việc của mình và xây dựng những chiến lược để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đừng thuê những nhân viên chỉ biết ngồi đó và nghe theo sự chỉ bảo của bạn. Hãy thuê những nhân viên biết cách kiểm soát và quản lý, họ chính là những người có sự hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau và hoàn toàn có thể giúp bạn san sẻ công việc.
Nhân viên đóng vai trò thúc đẩy tinh thần
Trong quá trình kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng sẽ đối mặt với những giai đoạn khó khăn, thử thách. Những lúc như thế này tinh thân làm việc của nhân viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sự suy thoái kinh tế sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu như đội ngũ nhân viên của bạn bị sụt giảm tinh thần làm việc. Vì vậy nhất định trong doanh nghiệp của bạn cần phải có những nhân viên duy trì sự lạc quan cho tất cả mọi người. Nhất là trong những lúc vận mệnh của doanh nghiệp đang gặp rất nhiều nguy cơ. Tinh thần nhân viên chính là tác động tích cực nhất để vận mệnh doanh nghiệp có sự thay đổi và khôi phục lại sự phát triển. Thậm chí là phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhân viên thách thức
Doanh nghiệp của bạn cần phải có những nhân viên đóng vai trò thách thức. Họ chính là những người đưa ra ý tưởng hay ho, khơi gợi các vấn đề tranh luận khi họp bàn để xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Bạn sẽ rất khó để đưa ra một chiến lược tốt nếu thiếu đi những nhân viên này. Vì vậy, doanh nghiệp của bạn cần phải có những nhân viên này để có thể bàn bạc, tranh luận và đưa ra được chiến lược khả thi nhất và hoàn hảo nhất để thực hiện.
Trong điều kiện kinh tế như hiện nay thì việc quản lý kinh doanh không phải là điều dễ dàng. Doanh nghiệp nào cũng đang phải chịu rất nhiều những áp lực, nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng khi có đủ 5 nhân viên này thì doanh nghiệp sẽ có thêm lợi thế để cạnh tranh và đi đến thành công.

8 câu nói tạo động lực cho các nhân viên của bạn
Bạn muốn kinh doanh thành công thì bạn cần sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các nhân viên. Bạn muốn nhân viên làm việc hết mình thì bạn phải tạo ra được một môi trường làm việc tốt để các nhân viên luôn thoải mái. Có như vậy họ mới sẵn sàng cống hiến vì bạn. Rất nhiều các chủ doanh nghiệp có suy nghĩ rằng các nhân viên chỉ cần giá trị vật chất là họ sẽ làm tất cả mọi điều họ mong muốn. Nên họ thường quy tất cả mọi vấn đề vào lương thưởng và không quan tâm đến cảm nhận của nhân viên. Điều này là sai lầm khiến họ mất đi những nhân viên giỏi của doanh nghiệp mà họ không nhận ra.
Thực tế đã chứng minh rằng một người chủ doanh nghiệp không cần phải tặng cho nhân viên những món quà đắt tiền, không cần phải đưa mức thưởng cao chót vót. Bạn chỉ cần trở thành một người thấu hiểu nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp thân thiện, hòa nhập thì nhân viên của bạn sẽ cởi mở hơn. Họ sẽ sẵn sàng bỏ 100% sức lực để chiến đấu cho công việc và giúp doanh nghiệp phát triển. Làm thế nào để làm được điều đó? Dưới đây chính là 8 câu nói để bạn “chiếm trọn trái tim” các nhân viên của mình.
 “Đây là lỗi của tôi”
Brad Lomenick là tác giả của cuốn sách “The Catalyst Leader” (Harper Collins, 2013), đồng thời cũng là chủ tịch của doanh nghiệp Catalyst. Ông chia sẻ ý kiến về việc quản lý nhân viên rằng chủ doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đúng 100%. Có rất nhiều khi chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định sai lầm, những sai lầm đó ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí việc thua lỗ bởi một quyết định có thể khiến doanh nghiệp phá sản. Khi bạn sai lầm hãy nhận lỗi với nhân viên của mình. Bạn phải là người chịu trách nhiệm với những sai lầm đó chứ không phải trốn tránh và đổ lỗi cho nhân viên của bạn. Hãy là người dám làm dám chịu thì nhân viên sẽ càng tôn trọng bạn hơn và cống hiến hết mình hơn.
“Tôi rất vui khi bạn làm việc tại doanh nghiệp”
Đôi khi chỉ là một câu nói đơn giản và ngắn gọn, nhưng bạn nói ra lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhân viên. Khi nhân viên nghe được những lời này từ ông chủ của mình chắc chắn họ sẽ xem đây là một động lực to lớn để mình làm việc nhiệt tình hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp.
 “Đây là định hướng và mục tiêu trong tương lai của công ty chúng ta”
Bất cứ nhân viên nào cũng đều muốn làm việc trong doanh nghiệp có định hướng và mục tiêu phát triển rõ ràng. Họ sẽ không thể yên tâm làm việc nếu không biết tương lai sẽ đi về đâu. Vì vậy, bạn cần phải cho nhân viên biết được kế hoạch của doanh nghiệp, định hướng và mục tiêu trong tương lai. Hãy thúc đấy nhân viên làm việc vì một mục đích chung thì bạn mới có thể tạo ra được mối quan hệ gần gũi với nhân viên.
 “Cảm ơn!”
Được ông chủ của mình cảm ơn nhân viên nào cũng sẽ cảm thấy thật vui vẻ và hạnh phúc. Sự vui vẻ đó không phải vì họ nhận được một giá trị vật chất hay lợi ích, nó xuất phát từ lòng tự hào vì bản thân mình đã làm được một điều có ý nghĩa nên được cảm ơn.
Là chủ doanh nghiệp bạn đừng tiết kiệm lời cảm ơn, hãy cảm ơn các nhân viên của bạn và nói rõ tại sao mình phải cảm ơn họ. Những lời cảm ơn có thể xuất phát từ những điều đơn giản. Bạn cảm ơn vì nhân viên đưa ra một ý tưởng hay, cảm ơn khi nhân viên nộp kế hoạch sớm, cảm ơn vì họ đã thay bạn giải quyết những rắc rối của công ty,… Lời cảm ơn chính là chìa khóa để nhân viên gắn bó dài lâu với doanh nghiệp và với bạn.
 “Bạn cần phải làm việc này bởi vì…”
Khi bạn làm một công việc nào đó bạn đều muốn biết lý do tại sao mình phải làm. Nhân viên của bạn cũng như vậy, họ luôn muốn biết tại sao bạn lại giao cho họ những công việc đó. Đừng bao giờ nghĩ rằng những điều bạn muốn nhân viên phải làm vì đó là trách nhiệm. Điều đó không sai, nhưng bạn lại khiến nhân viên làm việc trong sự không thoải mái. Và đây là nguyên nhân hiệu quả công việc không được cao. Vì vậy, hãy trung thực với nhân viên để nhận được sự nhiệt tình của họ nhé!
 “Nhờ có bạn mà…”
Dù là bạn hay nhân viên của bạn thì cũng đều thích được người khác công nhận những điều mà bạn làm được. Vì vậy khi nhân viên của bạn làm tốt một điều gì đó thì đừng ngại công nhận tài năng của họ. Điều này nghe thì đơn giản nhưng để làm được thì không dễ dàng. Bạn cần phải hiểu về nhân viên, hiểu về ưu điểm của họ để khen ngợi đúng lúc, đúng thời điểm.
 “Tôi tin tưởng bạn”
Niềm tin của bạn dành cho nhân viên chính là động lực làm việc tốt nhất cho họ. Khi họ biết rằng bạn tin tưởng thì nhân viên sẽ làm việc hết mình để bạn không thất vọng. Điều này rất hiển nhiên vì là tâm lý chung của con người.
 “Bạn nghĩ thế nào?”
Làm bất cứ công việc gì có sự giúp đỡ của người khác thì cũng đều sẽ dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Các doanh nghiệp thường hay chạy rất nhiều dự án, chiến lược cùng một lúc. Vì vậy, tham khảo ý kiến của nhân viên, hỏi ý kiến của họ chính là điều quan trọng để hoàn thành công việc tốt nhất. Khi bạn hỏi ý kiến của nhân viên thì họ cũng sẽ cảm thấy mình được coi trọng nên càng gắng sức vì bạn.

 


Gọi điện ngay