Chiến dịch quảng cáo cần lưu ý

1. Tìm hiểu thật kỹ về khách hàng
2. Chiến dịch quảng cáo cần có mục tiêu rõ ràng
3. Thương hiệu có tính nhất quán
4. Chiến dịch quảng cáo phải độc đáo
5. Xác định khách hàng mục tiêu
6. Lên chiến lược phân phối nội dung
7. Cải thiện người dùng social media

Để có một chiến dịch quảng cáo thành công thì các doanh nghiệp cần phải tự đổi mới và đem đến những giá trị thực tế cho khách hàng. Chỉ khi hướng đến những lợi ích mà khách hàng quan tâm thì mới có thể tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. Vậy khi lên chiến dịch quảng cáo cần phải lưu ý những điều gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
1. Tìm hiểu thật kỹ về khách hàng
Muốn có một chiến dịch quảng cáo thành công thì doanh nghiệp cần phải hiểu biết về đối tượng khách hàng mà mình hướng đến. Nếu như không có sự hiểu biết về khách hàng thì chiến dịch quảng cáo khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Có nhiều dạng khách hàng khác nhau, mỗi khách hàng lại có một sở thích, thói quen và tình hình kinh tế khác nhau. Vì vậy, chiến dịch quảng cáo của bạn cần phải khiến số đông khách hàng hài lòng thì mới dễ tiếp cận. Đừng chỉ đáp ứng nhu cầu của một vài khách hàng, hãy cố gắng để đáp ứng được nhiều khách hàng ở những cấp độ khác nhau.
–    Đối với khách hàng tiềm năng: Nhóm khách hàng này là nhóm mua hàng không cố định. Thông thường giá cả sẽ là yếu tố quyết định xem họ có mua hàng hay không. Do đó, nếu như chiến dịch quảng cáo của bạn tập trung vào lượng khách hàng tiềm năng thì cần phải đưa ra được những chương trình khuyến mãi lớn, những chương trình giảm giá sâu để thu hút họ.
–    Đối với khách hàng trung thành: Nhóm khách hàng này sẽ quyết định đến doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp. Khoảng 10% khách hàng sẽ đóng góp 30 – 40% doanh thu của doanh nghiệp. Những chiến dịch quảng cáo sẽ có tác động rất lớn đến nhóm khách hàng trung thành. Do đó, khi đưa ra chiến dịch quảng cáo bạn đừng quên thông báo với họ thông qua email hoặc gọi điện thoại. Chỉ với hành động nhỏ này bạn đã bán thêm được rất nhiều hàng hóa mà còn giúp cho sự liên kết giữa khách hàng với doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ hơn.
Ở mỗi nhóm khách hàng khác nhau thì lại được phân loại thành từng nhóm khách hàng nhỏ hơn với những đặc điểm riêng. Hãy nghiên cứu rõ về họ để chiến dịch quảng cáo của bạn đạt hiệu quả cao nhất.
2. Chiến dịch quảng cáo cần có mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu của chiến dịch quảng cáo chính là kim chỉ nam để chiến dịch luôn đi đúng con đường đã vạch ra. Mục tiêu của chiến dịch quảng cáo quyết định đến sự thành bại, cho nên bạn phải xác định mục tiêu thật rõ ràng. Bạn lên chiến dịch quảng cáo này để làm gì? Chiến dịch này thực hiện với mục đích tri ân khách hàng hay tăng doanh thu cho doanh nghiệp? Chiến dịch này muốn tăng cường sự gắn kết giữa khách hàng với doanh nghiệp hay muốn tìm kiếm khách hàng tiềm năng?,…
Mục tiêu có vai trò quan trọng trong việc cấu thành kết cấu của chiến dịch quảng cáo. Hãy khiến khách hàng tin rằng bạn đang mang lại lợi ích thực sự cho họ. Chỉ khi khách hàng tin họ sẽ nhận được lợi ích thì chiến dịch mới thành công.
3. Thương hiệu có tính nhất quán
Có không ít người nghĩ rằng chiến dịch quảng cáo thì luôn phải được đổi mới, cho nên mỗi chiến dịch họ lại đưa ra một màu sắc, thương hiệu khác nhau. Nhưng điều này vô tình lại khiến khách hàng quên mất đi đặc trưng vốn có của thương hiệu, của doanh nghiệp. Việc thay đổi chiến dịch quảng cáo để phù hợp với thị hiếu của khách hàng là cần thiết. Nhưng chỉ nên thay đổi những thứ cần thay đổi mà thôi. Những vấn đề cơ bản thuộc về đặc trưng của doanh nghiệp như thương hiệu, màu sắc, sologan,… thì không nên thay đổi. Chúng cần có sự nhất quán.
Nếu mỗi chiến dịch bạn lại đưa ra một tên gọi khác, màu sắc khác thì khách hàng sẽ chẳng có ấn tượng gì về doanh nghiệp của bạn cả. Chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ không khác gì những quảng cáo thông thường mà họ vẫn thấy. Hãy thay đổi chiến dịch của mình một cách thông minh. Làm thế nào để khách hàng vừa nhìn vào quảng cáo đã thấy thu hút nhưng vẫn nhận ra đó là doanh nghiệp của bạn. Thương hiệu là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đừng đánh mất nó.
4. Chiến dịch quảng cáo phải độc đáo
Bạn đã bao giờ nghĩ chiến dịch quảng cáo của họ luôn thành công còn mình thì không chưa. Khi nghe đến câu “Trăm phần trăm, trăm phần trăm, chúng tôi là những con bò” bạn nghĩ đến thương hiệu nào? Không cần nghĩ nhiều bạn cũng biết đó là của vinamilk. Vậy bạn rút ra được bài học gì? Một chiến dịch quảng cáo thành công thì cần phải khiến nó đọng lại thật lâu trong tâm trí khách hàng.
Tính độc, lạ hay yếu tố vui nhộn cũng là một trong những nguyên nhân góp phần đưa quảng cáo ăn sâu vào lòng khách hàng. Đối với quảng cáo trực tuyến thì bạn cần phải sáng tạo. Hãy tạo ra những ý tưởng chưa có ai từng thực hiện, đừng đi theo lối mòn hay những điều cũ kỹ. Có như vậy thì chiến dịch mới thu hút được khách hàng.
Một chiến dịch quảng cáo không chỉ khiến bạn tốn kém tiền bạc mà còn mất rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, hãy để quảng cáo đem lại lợi ích thực sự cho doanh nghiệp. Đừng lãng phí nó.
5. Xác định khách hàng mục tiêu
Thấu hiểu khách hàng từ thói quen đến sở thích là điều cực kỳ quan trọng với các doanh nghiệp. Nếu bạn lựa chọn kinh doanh một mặt hàng nào đó thì bạn cần phải đưa ra được những chiến lược marketing phù hợp để quảng bá sản phẩm. Nhưng nếu như bạn không xác định được đúng khách hàng mục tiêu thì bạn sẽ không biết phải bán sản phẩm cho ai. Bạn không thể bán váy cho đàn ông, không bán đồ sơ sinh cho học sinh,… Nếu như không có khách hàng thì sẽ không thể có giao dịch buôn bán, không có trao đổi diễn ra.
Để kinh doanh được thì bạn cần phải xác định được khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Những khách hàng mục tiêu này chính là nhân tố ảnh hưởng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi khách hàng sẽ có một cách thức mua hàng khác nhau, có thể vì họ thích nên họ mua cũng có thể họ bất chợt nhìn thấy nên ghé vào tham khảo giá, ưng thì mua. Do đó, bạn nên biết tạo ra những chiến lược bán hàng riêng cho những đối tượng khách hàng khác nhau. Có như vậy thì việc kinh doanh mới hiệu quả được. Khách hàng tiếp cận nội dung như thế nào? Đọc nội dung quảng cáo ra sao? Điều gì thúc đẩy khách hàng click vào xem nội dung?… Khi bạn hiểu được những điều này thì việc quảng cáo thương hiệu trên social media sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.
Để tiếp cận được với khách hàng thì bạn cần phải đặt mình vào vị trí của khách hàng, hãy đặt ra những câu hỏi và tự trả lời câu hỏi. Bạn tự hỏi tự trả lời được thì bạn sẽ lên được một kế hoạch đi vào lòng khách hàng nhất. Bạn sẽ biết khách hàng của mình thích những nội dung như thế nào? Nội dung nào hữu ích nhất với khách hàng? Khi khách hàng tin những nội dung mà bạn truyền tải thì họ sẽ sử dụng sản phẩm của bạn. Điều này sẽ giúp bạn quảng bá thương hiệu hiệu quả.
6. Lên chiến lược phân phối nội dung
Giai đoạn quan trọng nhất của truyền thông xã hội chính là quá trình chuyển đổi của từ “tôi tôi tôi”. Mỗi thương hiệu nên biết cách chia sẻ thông tin của mình đến với khách hàng sao cho hiệu quả nhất. Điều này sẽ thu hút được khách hàng đến với doanh nghiệp và tạo được uy tín của thương hiệu trong lòng khách hàng. Nên hạn chế thao thao bất tuyệt về mức độ tin cậy của doanh nghiệp mình. Hãy để khách hàng tự đặt lòng tin thông qua những nội dung mà bạn phân phối. Cho nên bạn cần phải có chiến lược phân phối nội dung sao cho cụ thể và toàn diện nhất. Có như vậy thì việc quảng bá thương hiệu trên social media mới đạt được hiệu quả.
Những thông tin mà bạn phân phối nhất định phải hữu ích và có giá trị với khách hàng, thông tin đó đừng mang thuần tính quảng cáo mà hãy đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm. Khách hàng bây giờ rất thông minh, họ sẽ phân biệt được đâu là thông tin thật lòng và đâu là thông tin mang tính quảng cáo. Cho nên bạn hãy cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích nhất, khách hàng sẽ biết cách chọn lọc và lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho mình. Những nội dung mang tính giải trí, hài hước sẽ thu hút được khách hàng hơn, nhất là những khách hàng khó tính. Tuy nhiên, những nội dung này cần phải được thể hiện ở mức độ vừa phải. Trong một bài viết thì 50 – 75% nội dung xã hội có ích và nội dung của bên thứ ba, phần còn lại thì sẽ dành riêng để quảng bá có thương hiệu của doanh nghiệp.
Những nội dung của bạn đưa ra cần phải kịp thời và chu đáo, nhất là phải phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Khách hàng của bạn sẽ kết nối với doanh nghiệp thông qua những nội dung mà chia sẻ, cho nên bạn cần phải chăm chút những nội dung này sao cho cẩn thận.
7. Cải thiện người dùng social media
Bạn có bao giờ tự hỏi những điều bạn đăng tải trên social media khách hàng có đón nhận không? Khách hàng phát hiện nội dung đó như thế nào? Họ đọc, họ chia sẻ nội dung ra sao? Nội dung đó có thỏa mãn khách hàng của bạn không? Nếu như bạn không biết được những điều này thì bạn nên lên kế hoạch để cải thiện người dùng social media của doanh nghiệp.
Mỗi một chủ đề bạn đề cập trên social media thì bạn nên chăm chút thật kỹ lưỡng, những nội dung này nên có tính thẩm mỹ và không lạc đề. 3 giây đầu tiên là thời gian giúp tạo ấn tượng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Nếu như khách hàng được thỏa mãn với những doanh nghiệp đưa ra thì họ sẽ click vào bài viết và tỷ lệ chuyển đổi mua hàng cao hơn.
Khi khách hàng đọc xong bài viết nếu như họ cảm thấy nội dung đó hữu ích thì họ sẽ sẵn sàng chia sẻ. Tâm lý đọc của khách hàng cũng cần được doanh nghiệp quan tâm đúng mực. Khách hàng thường thích đọc những nội dung mang tính giải thích những điều mà họ đang thắc mắc. Những nội dung đó cũng dễ nhận được sự đồng cảm và chia sẻ của khách hàng. Cho nên bạn đừng xem nhẹ điều này. Nên tích hợp thật nhiều tiện ích để khách hàng có thể làm những điều mà họ muốn.
Lượng khách hàng truy cập vào bài viết là bao nhiêu? Đây là một chỉ số rất cần được quan tâm. Càng nhiều người đọc bài viết thì có nghĩa là nội dung đó cần thiết đối với khách hàng. Những nội dung bạn được càng nhiều khách hàng đón nhận thì có nghĩa là bạn đang đi đúng hướng. Còn nếu những nội dung đó không được khách hàng quan tâm thì bạn cần phải thay đổi hướng đi của mình. Nội dung bạn đưa ra là để cho khách hàng, khách hàng quan tâm thì bạn thành công, khách hàng không quan tâm có nghĩa là bạn thất bại.
Ở thời điểm hiện tại thì hầu như doanh nghiệp nào cũng đều chú trọng hoạt động trên mạng xã hội. Đây là thị trường cực kỳ tiềm năng và cần được khai thác, bởi lượng người dùng mạng xã hội ngày càng tăng lên. Mỗi doanh nghiệp cần phải dành sự tập trung cho mảng này để tạo ra những chiến lược quảng bá thương hiệu phù hợp với khách hàng. Không nên dành quá nhiều thời gian để tự nói tốt về bản thân mình, hãy để khách hàng tự nhìn và cảm nhận. Khách hàng hiện nay rất thông minh, họ biết cách chọn lọc thông tin để đọc, để tin chứ không tin một cách mù quáng. Uy tín thương hiệu của bạn được tạo ra từ những điều này. Vậy nên hãy biết cách chinh phục khách hàng của mình bằng những nội dung lôi cuốn mà vẫn hữu ích.

 


Gọi điện ngay