Chọn địa điểm mở quán cafe ( 5 lưu ý )

 

MỤC LỤC
1. Chọn địa điểm thuê trong giới hạn chi phí có khả năng chi trả
2. Xác định diện tích cần thuê
3. Lưu ý đến vị trí của mặt bằng
4. Thời gian thuê mặt bằng kinh doanh
5. Cần cẩn trọng trong hợp đồng

 

Thành công của một cửa hàng cafe phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố địa điểm đóng vai trò rất quan trọng đồng thời là bước khởi đầu trong mọi hoạt động của cửa hàng sau này Do đó khi bắt đầu kinh doanh và chọn địa điểm, bạn cần cân nhắc đến các yếu tố như chi phí, phong cách quán, đối tượng khách hàng… để tìm mặt bằng phù hợp, tránh việc di chuyển hoặc trả mặt bằng sau này, chúng sẽ khiến bạn mất nhiều chi phí cũng như mất nguồn khách hàng đã gây dựng. Vì vậy bạn cần lưu ý 5 điều dưới đây khi lựa chọn vị trí kinh doanh quán cafe

 

1. Chọn địa điểm thuê trong giới hạn chi phí có khả năng chi trả

Nếu bạn khởi đầu với một nguồn lực lớn và dồi dào, mọi chi phí đều nằm trong khả năng của bạn thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm để tìm cho mình một vị trí mở cửa hàng thích hợp. Tuy nhiên không phải ai cũng có một khởi đầu như vậy, với nguồn kinh phí dự tính, họ cần phải phân bổ một cách hợp lý nhằm hạn chế rủi ro và sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn do đó họ phải cân nhắc đến chọn địa điểm như thế nào với số tiền ra sao? 
Thông thường, trong kinh doanh, 15% tổng số vốn sẽ dùng để chi trả cho chi phí mặt bằng, con số này có thể có chênh lệch tùy theo tính khả thi được dự đoán. Nếu quá con số này, bạn đã biến chi phí mặt bằng thành gánh nặng quá lớn và làm giảm lợi nhuận của bạn. Nếu thấp hơn hì mặt bằng của bạn sẽ kém tiềm năng và hiệu quả hơn. Do vậy 15% sẽ là một con số hoàn toàn lý tưởng

2. Xác định diện tích cần thuê

Diện tích cần thuê sẽ được quyết định phần lớn vào quy mô hoạt động của cửa hàng cũng như phong cách mà bạn đang muốn hướng đến. Một cửa hàng cafe sân vườn hoàn toàn không thể gói gọn trong một không gian nhỏ hẹp bí bách. Một cửa hàng cafe theo phong cách Ý hoặc Vintage…. có thể nhỏ một chút nhưng ngược lại không gian bên trong cần được sắp xếp hợp lý, nâng cao tính năng sử dụng và trang trí thật bắt mắt, sang trọng, tinh tế. Bạn có thể nhờ đến chuyên gia phân tích hoặc kỹ sư thiết kế để họ tư vấn cho bạn diện tích phù hợp với phong cách cũng như quy mô cửa hàng

3. Lưu ý đến vị trí của mặt bằng

Để cửa hàng cafe thuận tiện và hút khách hơn bạn cần chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với các tiêu chí:
Vị trí tốt, trên tuyến đường dễ di chuyển: Hạn chế thuê mặt bằng ở các tuyến đường một chiều, trừ những khu trung tâm có quá ít sự lựa chọn phù hợp với chi phí, đường xá cần dễ đi lại, tránh những con đường xuống cấp, nhiều vật cản, thường xuyên có xe ô tô đậu phía trước gây khuất tầm nhìn. Đường cần đông người qua lại đồng thời có nơi để xe thuận tiện
Nằm trong khu dân cư đông đúc: Ở những khu vực dân cư thưa thớt sẽ rất ít khách hàng do họ ngại di chuyển cũng như khó trong việc quảng bá, giới thiệu cửa hàng, do vậy nên chọn khu đông dân cư như gần chung cư, gần khu đô thị… Nếu muốn mở quán cafe sân vườn cần yên tĩnh, thoáng mát và diện tích rộng có thể di chuyển ra xa trung tâm một chút nhưng vẫn phải cân nhắc đến yếu tố thuận lợi giao thông và mật độ dân cư
Cần an ninh, không ồn ào: Những khu vực người dân thường xuyên tụ tập và gây tiếng ồn sẽ khiến không gian quán bị ảnh hưởng, do vậy hãy chọn nơi yên tĩnh và an ninh nhằm kinh doanh hiệu quả hơn

4. Thời gian thuê mặt bằng kinh doanh

 

Tùy vào khả năng tài chính bạn có thể chọn 1 trong 2 hình thức thuê mặt bằng sau đây:
Thuê dài hạn: Nếu bạn kinh doanh với quy mô lớn thì nên thuê mặt bằng dài hạn từ 5 đến 10 năm để yên tâm đầu tư một số vốn lớn vào xây dựng, cải tạo, trang trí cửa hàng. Đồng thời khi thuê dài hạn, chi phí thuê thấp hơn cũng như sẽ được ưu tiên thuê lại khi hợp đồng hết hiệu lực. Tuy nhiên chi phí cho mặt bằng là khá lớn vì phải đóng trước khoảng 1 năm tiền thuê và từ 1 đến 2 tháng hoa hồng cho môi giới, ngoài ra khi hoạt động khi hiệu quả và muốn trả lại mặt bằng bạn phải mất chi phí bồi thường khi phá vỡ hợp đồng
Thuê ngắn hạn: Đây là sự lựa chọn phổ biến cho những cửa hàng cafe có quy mô nhỏ và vốn mỏng. Ưu điểm khi thuê ngắn hạn đó là chi phí ban đầu không quá lớn chi phí đặt cọc chỉ từ 1 đến 3 tháng mặt bằng, chi phí môi giới thấp đồng thời có thể trả lại mặt bằng đã thuê nếu kinh doanh không hiệu quả, tuy nhiên chi phí thuê hàng tháng sẽ cao hơn so với khi thuê dài hạn, đồng thời có thể xảy ra rủi ro như bị lấy lại mặt bằng sớm, tăng giá thuê thường xuyên…

5. Cần cẩn trọng trong hợp đồng

 

Không nên quá chủ quan và sơ sài khi làm hợp đồng kinh doanh, kể cả khi thuê ở những mối quan hệ quen biết, bởi chúng sẽ mang đến những rủi ro pháp lý sau này như: Không thống nhất thời hạn thuê, thời gian tăng giá mặt bằng, hư hỏng tài sản gắn liền với đất khi bàn giao, kết thúc thời gian thuê ngắn hơn so với dự tính… Do vậy cần nhờ đến luật sư để soạn thảo hợp đồng kỹ càng, nếu không bạn nên tham khảo những người có kinh nghiệm để lên các danh mục trong hợp đồng thật hợp lý để tránh thiệt hại cho cả 2 bên
Hợp đồng phải có chữ ký của 2 bên mới có hiệu lực đồng thời cần xác nhận của chính quyền địa phương. Tránh những điều khoản gây hiểu lầm và mập mờ. Sau khi hoàn thành, mỗi bên giữ một bản và thực hiện theo đúng những gì đã ký kết, nếu không phải đền bù theo như những thỏa thuận trước đó
 


Gọi điện ngay