Gọi lại
cho tôi

Rodney Nelson cùng anh trai Miguel khởi nghiệp bằng cách kinh doanh các sản phẩm trang trí sáng tạo, mẫu cây trồng và cây trang trí đẹp thân thiện với môi trường. Để bắt đầu quảng bá sản phẩm họ đã xây dựng và điều hành website Woolly Pocket. Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên có rất nhiều vấn đề xảy ra. 

1. Chọn sai đội ngũ
2. Giá bán không hợp lý
3. Đợi chờ thời gian ra mắt
4. Không am hiểu công nghệ
5. Không đầu tư hiệu quả cho Marketing


Nelson chia sẻ rằng trang web đầu tiên của họ không có đủ những tiêu chuẩn cần có của một website. Website rất khó điều hướng về sản phẩm nên gây khó khăn cho khách hàng trong việc xem sản phẩm cũng như mua hàng. Khách hàng cứ phải kéo lên, kéo xuống nhiều lần, hoặc quay về trang chủ rồi mới chuyển được sang trang thanh toán.

Vì không mang lại sự tiện lợi cho khách hàng nên 2 anh em quyết định tìm đến một công ty lập trình website thương mại điện tử để xây dựng trang web mới. Nhưng đáng tiếc là trang web thứ 2 của họ vẫn không hiệu quả hơn bao nhiêu so với trang web cũ. Trong khi đó công ty lập trình lại rất hạn chế việc chỉnh sửa trang web cho khách hàng. Nelson cho biết 2 anh em đã trả 7.000 USD cho website thứ 2, nhưng web này chỉ hoạt động được trong 6 tháng và không mang lại hiệu quả. Lần thứ 3 họ đã trả đến 15.000 USD cho website. Lần này website hoạt động ổn định nhưng lại không thể khiến 2 anh em hài lòng. Đó cũng là lý do một năm sau họ quyết định thiết kế website thứ 4. Như vậy trong vòng 1 năm rưỡi họ đã phải thay đến website mới tìm ra được website hoạt động đúng như mong muốn.

Trong quá trình khởi tại website có rất nhiều vấn đề sẽ phát sinh, nhưng nó không dừng lại ở đó. Điều hành trang web cũng là một trong những công việc rất dễ mắc sai lầm của người kinh doanh. Tại sao lại như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những sai lầm rất thường gặp của người khởi nghiệp bằng kinh doanh thương mại điện tử, để từ đó rút ra kinh nghiệm cho chính mình nhé!
 

1. Chọn sai đội ngũ


Giám đốc quản lý của Martin Trust Center trực thuộc MIT Entrepreneurship, đồng thời cũng là tác giả của Disciplined Entrepreneurship – ông Bill Aulet đã khẳng định rằng việc chọn sai đội ngũ nhân viên làm việc chính là điều nguy hiểm và nghiêm trọng nhất mà những người mới khởi nghiệp thường mắc phải. Khi chọn sai đội ngũ làm việc thì nó ảnh hưởng đến rất nhiều thứ, không chỉ là doanh thu mà còn là thời gian và sự hợp tác. Bill Aulet nói rằng lựa chọn nhân viên trong những ngày đầu khởi nghiệp cũng giống như khi chơi bóng rổ trong sân của trường học. Xung quanh có rất nhiều người và bạn có thể chọn bất cứ người nào để cùng chơi vui vẻ. Nhưng nếu là chọn người để thi đấu thì bạn phải cực kỳ cẩn thận trong việc lựa chọn đồng đội. Thì trong kinh doanh cũng vậy. Chọn người cùng làm việc thì phải chọn những người cùng chí hướng thì mới có được tinh thần hợp tác tốt nhất. Đương nhiên việc này không hề dễ dàng chút nào. Bởi vì trong nội bọ của những đội tuyển mạnh thì tất cả mọi người sẽ cùng chia sẻ với nhau giá trị hợp tác, họ sẽ tin tưởng nhau dù gặp bất cứ vấn đề gì trong quá trình làm việc, kinh doanh.
 

2. Giá bán không hợp lý


CEO của Entreprenette - Sarah Shaw đã chia sẻ rằng, trước khi mở công ty tư vấn như hiện tại cô có mở công ty kinh doanh túi xách. Nhưng sai lầm lớn nhất khi kinh doanh của cô chính là giá bán. Cô cho biết cô không am hiểu bất cứ điều gì về túi xách như vải, phụ kiện, chi phí sản xuất cho từng loại vải,… Và bởi vì không nắm được những điều cần thiết ấy nên Sarah Shaw không tính toán được giá thành phù hợp nhất cho sản phẩm mà mình kinh doanh.

Sarah Shaw đã từng nghĩ rằng kinh doanh chỉ cần tăng gấp đôi giá bán là mọi mặt hàng có thể bán được. Nhưng cô đã nhầm. Sự thật là khi kinh doanh bạn tăng giá sản phẩm cao gấp 2,5 lần từ nhà sản xuất đến cửa hàng bán lẻ. Khoảng tăng này không chỉ có riêng lợi nhuận mà nó còn được dùng để chi cho rất nhiều chi phí khác như: chi phí marketing, chi phí duy trì cửa hàng, trưng bày sản phẩm, chi phí trả lương cho nhân viên làm việc,… và rất nhiều các chi phí khác trong quá trình kinh doanh. Sau 2 năm hoạt động Sarah Shaw đã đầu tư hơn 100.000 USD cho công ty. Một ngôi sao đã biết đến và mua rất nhiều túi xách của Sarah Shaw sau khi cô quảng cáo sản phẩm của mình trên các kênh truyền thông. Nhờ đó mà doanh thu của công ty đã lên đến 1 triệu USD và thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư cho công ty. Nhưng cuối cùng công ty của Sarah Shaw cũng không thể vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế sau sự kiện 11/9. Năm 2002 công ty của cô đã đóng cửa.

Cũng tương tự như Sarah Shaw, CEO của Blue Oak Energy - Tobin Booth đã áp dụng sai chiến lược về giá bán cho các sản phẩm của mình đang kinh doanh và từ đó Tobin Booth rút ra được rất nhiều bài học. Năm 2010 cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, lúc đó công ty của Tobin Booth đang cung cấp và lắp đặt những sản phẩm điện năng lượng mặt trời. Công ty của Tobin Booth ký hợp đồng cung ứng và lắp đặt chuỗi cửa hàng tại 8 bang.

Thị trường điện năng lượng mặt trời có sự cạnh tranh cực kỳ mạnh mẽ, và Tobin Booth thì không hề có kinh nghiệm về mảng này, với Tobin Booth tất cả những điều này đều mới mẻ. Chính vì không tìm hiểu về mức thuế và những chi phí phát sinh trong quá trình cung ứng sản phẩm và lắp đặt. Hơn nữa nếu thời tiết không tốt thì công việc lắp đặt không thể thực hiện và quá trình vận chuyển hàng hóa tương đối khó khăn.

Tobin Booth cũng không có kinh nghiệm để xử lý những vấn đề phát sinh như đơn hàng bị hoãn, thuế kho ngày càng tăng,… Việc thiếu tính toán ngay từ ban đầu chính là điều khiến Tobin Booth cảm thấy sai lầm nhất và khiến anh gặp thêm rất nhiều những rắc rối không đáng có trong quá trình kinh doanh.
 

3. Đợi chờ thời gian ra mắt


Khi bạn kinh doanh và nảy ra ý tưởng mới, bạn sẽ muốn thực hiện ý tưởng đó ngay để giới thiệu đến với khách hàng. Lúc này bạn nên bắt tay vào làm việc ngay, không cần phải xem xét ngày giờ, bởi vì càng đợi lâu thì bạn sẽ càng cảm thấy có nhiều vấn đề nảy sinh và ý tưởng sẽ dần biến mất. Hơn nữa bạn thời gian kinh doanh của bạn rất quý báu, nên việc thực hiện cần nhanh chóng nhất có thể.
Nhà đồng sáng lập của Feed the Startup Beast - Drew Williams chia sẻ rằng những người yêu thích công nghệ thường gặp sai lầm này rất nhiều. Người lập trình viên muốn lập trình app hoàn thiện rồi mới cho ra mắt. Chính điều này khiến các lập trình viên mất rất nhiều thời gian cũng như tài chính để dành cho app. Nếu quá trình lập trình càng kéo dài thì tài chính bỏ vào càng lớn và rất dễ khiến bạn kiệt quệ tài chính trước khi mà app được tung ra thị trường.

Những lập trình viên muốn không mắc phải sai lầm này thì trước hết hãy ra mắt app với phiên bản đơn giản nhất, dễ sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau và phù hợp với sở thích của nhiều người thì họ mới muốn sở hữu sản phẩm. Một app mới ra mắt bạn nên tìm một vài khách hàng sẵn sàng sử dụng sản phẩm và phản hồi khách quan nhất, từ những phản hồi đó bạn sẽ từ từ hoàn thiện để sản phẩm thích hợp với đa số người tiêu dùng. Phiên bản cuối cùng của app có khác xa với những ý tưởng ban đầu của bạn cũng không có vấn đề gì, bạn đừng lo lắng mà hãy kiên nhẫn chỉnh sửa những phản hồi của khách hàng sao cho phù hợp và hoàn chỉnh nhất. Đây chính là cách mà bạn xây dựng app. Khi bạn đã có những khách hàng đầu tiên sử dụng app, muốn sở hữu nó thì có nghĩa là bạn đã tạo ra được một sản phẩm tuyệt vời, hữu ích với người dùng nhưng mức chi phí luôn ở mức tiết kiệm nhất.
 

4. Không am hiểu công nghệ


Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng Mary Juetten khi ra mắt Traklight cô không hiểu gì về công nghệ cả. Trong khi đó công ty của cô lại là công ty phần mềm chuyên cung cấp các giải pháp hỗ trợ khách hàng là cá nhân và cả doanh nghiệp trong việc bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu trí tuệ và nhận dạng những tài sản này. Mary Juetten cho biết mặc dù cô biết cách ra mắt sản phẩm phần mềm như thế nào để gây tiếng vang, biết cách thu hút khách hàng cho sản phẩm của mình. Nhưng cô lại không biết cách lập trình phần mềm hay phát triển một website như thế nào,

Do đó, để việc kinh doanh hiệu quả hơn Mary Juetten đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người công sự của mình về chuyên môn. Nhưng khi sự hợp tác này bị phá vỡ thì việc kinh doanh của Mary Juetten bị thất bại. Sau khi thất bại Mary Juetten đã nhận ra được rất nhiều bài học, cô nói rằng đây chính là sai lầm của chính mình. Cô có được ý tưởng tuyệt vời nhưng chính vì cô không hiểu được ngôn ngữ lập trình và cách tạo ra sự hợp tác bền vững giữa những cộng sự với nhau để tạo ra hiệu quả.

Ban đầu Mary Juetten chỉ thuê nhóm lập trình cho doanh nghiệp của mình trong vòng 4 tháng, nhưng thời gian lập trình cứ bị kéo dài da 8 tháng rồi 9 tháng. Kinh doanh công nghệ thời gian là yếu tố quyết định. Mary Juetten khuyên những doanh nhân kinh doanh về mảng công nghệ không nhất định phải giỏi lập trình nhưng nhất định phải tìm hiểu về công nghệ ở một mức độ nhất định. Nếu không họ sẽ bị chính những thứ mình kinh doanh đánh bại.
 

5. Không đầu tư hiệu quả cho Marketing


Thời điểm hiện tại nhờ sự phát triển của xã hội và công nghệ mà việc quảng bá thông tin về sản phẩm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhiều người nói rằng truyền thông xã hội là miễn phí, nhưng trên thực tế thì để xây dựng một thương hiệu thành công thì doanh nghiệp cần rất nhiều thời gian cũng như chi phí. Khi mới bắt đầu thì rất khó để có được một lượng khách hàng nếu như không truyền thông.
Nếu như bạn chưa có bất cứ kế hoạch tài chính nào cho doanh nghiệp thì bạn nên giành 10 – 20% doanh thu để cho marketing. Nếu mức tăng trưởng khả quan thì bạn có thể giảm xuống 5 – 10%. Khi bạn đã có lượng khách hàng trung thành và ổn định, thương hiệu nổi tiếng thì chi phí này có thể giảm xuống dưới 5%.

Các khách hàng của Mary Juetten không thể tiếp cận với doanh nghiệp của cô trên công cụ tìm kiếm, cho nên cô đã đầu tư khá mạnh cho marketing. Tháng 4/2013 Traklight có 100 khách hàng truy cập/tháng. Nhưng đến cuối năm con số này là 2.800. 
Kinh doanh thì sẽ luôn vấp phải những sai lầm và để vượt qua được bạn cần biết cách sử dụng những tài nguyên mình đang sở hữu một cách thông minh. Có kế hoạch, theo sát kế hoạch và biết thay đổi cho phù hợp với điều kiện khách quan thì bạn sẽ thành công.

10 sai lầm khiến bạn không thể kinh doanh trực tuyến
Ở một thời đại mà internet và công nghệ phát triển như hiện nay thì tất cả mọi người có thể tìm thấy những thông tin mình cần bằng một cú nhấp chuột. Do đó, người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi thông tin về doanh nghiệp của bạn, bao gồm cả những thông tin tích và thông tin tiêu cực.
Người tiêu dùng ngày càng thông minh và tỉ mỉ hơn. Khi họ yêu thích một sản phẩm và muốn mua sản phẩm đó thì họ sẽ tìm hiểu rất kỹ thông tin về sản phẩm cũng như doanh nghiệp của bạn. Internet sẽ giúp họ tìm kiếm những thông tin này. Sau khi xem thông tin thì khách hàng mới đưa ra quyết định mua hoặc không mua. Đây là một trong những vấn đề khiến bạn cần phải lưu tâm nhiều hơn khi kinh doanh trực tuyến. Bạn làm tốt, sản phẩm của bạn vượt trội nó sẽ được lưu truyền, ngược lại nếu sản phẩm của bạn không tốt thì nó sẽ điểm chí mạng cản trở bạn đi đến với thành công.
Trong kinh doanh hiện nay thì danh tiếng trực tuyến là một phần vô cùng quan trọng. Nó cần được theo dõi và xử lý một cách thường xuyên. Thường thì mỗi doanh nghiệp sẽ có một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ liên quan đến danh tiếng trực tuyến của công ty. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng chú ý đến vấn đề này, bởi họ chưa thể lường được những hậu quả mà tin đồn xấu gây ra khi kinh doanh trực tuyến. Sẽ rất khó tin khi chỉ một tin đồn xấu có thể đánh bại cả một doanh nghiệp vì mức độ lan truyền quá mạnh mẽ. Những thông tin tiêu cực sẽ phá tan danh tiếng doanh nghiệp của bạn, khiến cho việc kinh doanh của bạn trì trệ hơn, khó khăn hơn. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ danh tiếng của mình khi kinh doanh trực tuyến? Chúng ta hãy cùng điểm qua 10 sai lầm cần tránh khi kinh doanh trực tuyến để danh tiếng của doanh nghiệp bạn luôn tốt nhé!
Xem nhẹ mức độ ảnh hưởng của internet
Doanh nghiệp của bạn không kinh doanh trực tuyến nên không cần quan tâm đến danh tiếng trên internet? Đây là một suy nghĩ cực kỳ ngây thơ và sai lầm. Bởi dù không kinh doanh thì danh tiếng của doanh nghiệp bạn vẫn được lan truyền trên internet bởi rất nhiều người và rất nhiều lý do khác nhau. Những đối tượng sẽ lan truyền thông tin của doanh nghiệp bạn bao gồm: khách hàng, đối tác, đối thủ,… và lý do lan truyền thì có vô vàn. Những lý do đó có thể tốt hoặc không tốt và cũng có thể đúng hoặc sai. Danh tiếng của bạn sau khi được lan truyền sẽ được phóng đại lên rất nhiều lần. Ban đầu có thể nhỏ như con kiến, nhưng sau khi được lan truyền, được thổi phồng nó có thể giống như con voi. Cho nên đã là người kinh doanh thì đừng bao giờ xem nhẹ sức ảnh hưởng của internet. Hãy bắt đầu theo dõi thông tin bằng cách search tên doanh nghiệp của bạn trên google. Đọc kỹ những thông tin được hiển thị trên trang tìm kiếm. Khi nắm được những điều mà người khác đang nói về bạn thì bạn có thể tìm cách để quản lý thông tin hoặc đưa ra các thông tin phản biện kịp thời.
Không chủ động quản lý hồ sơ trực tuyến
Dù có quản lý danh tiếng trực tuyến tốt đến thế nào thì bạn cũng không thể ngăn cản hết tất cả những lời chê bai của người khác. Cho nên không thể lúc nào bạn cũng phản ứng khi gặp lời nói xấu trên internet về doanh nghiệp. Nếu như những bình luận đó không ảnh hưởng đến doanh nghiệp thì bạn không cần quan tâm đến nó. Nhưng những thông tin đó ngày càng quá đà và gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh thì hãy giải quyết tận gốc vấn đề. Việc chủ động quản lý hồ sơ trực tuyến và những vấn đề phát sinh trên internet sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
Theo như kết quả công cụ tìm kiếm SERP thì nếu doanh nghiệp của bạn luôn đứng đầu kết quả tìm kiếm khi khách hàng sử dụng một từ khóa để tìm kiếm thì khả năng họ truy cập vào website là rất cao. Khách hàng truy cập vào website của bạn thì khả năng mua hàng cũng cao hơn rất nhiều. Nếu như website của bạn xuất hiện ở trang 2 hoặc trang 3 thì tỷ lệ truy cập sẽ thấp và không có độ tin tưởng. Thường thì khách hàng sẽ dễ tin tưởng vào những điều mình nhìn thấy đầu tiên hơn.
Chỉ tham gia một số mạng xã hội
Tham gia mạng xã hội sẽ giúp danh tiếng trực tuyến của doanh nghiệp bạn được nâng cao. Nhưng nếu như bạn chỉ tham gia một số mạng xã hội thì bạn sẽ không thể nào kiểm soát được các thông tin của doanh nghiệp mình trên các mạng xã hội khác. Cho nên có tài khoản ở tất cả các mạng xã hội thực sự rất cần thiết, nó sẽ giúp bạn kiểm soát thông tin cũng như tạo được thương hiệu tốt hơn.
Không hoạt động trên các kênh truyền thông
Nếu chỉ tạo tài khoản, hồ sơ trên mạng xã hội xong rồi bỏ đó mà không quan tâm đến thì thật vô ích. Thiết lập được tài khoản thì bạn cần phải hoạt động, có như vậy mới thu hút được khách hàng đến với doanh nghiệp. Đồng thời khi hoạt động thường xuyên thì bạn sẽ truyền bá được thông tin cho doanh nghiệp và xây dựng danh tiếng của mình thật tốt. Đối thủ của bạn cũng sẽ ít có khả năng chơi xấu hơn vì bạn đã tự định đoạt danh tiếng cho doanh nghiệp của mình rồi.
Không quan tâm đến danh tiếng của nhân viên
Kiểm soát danh tiếng trực tuyến của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Nhưng bạn cũng cần phải kiểm soát được cả danh tiếng đội ngũ nhân viên của mình, nhất là những nhà quản lý cao cấp, người điều hành doanh nghiệp. Họ cũng cần phải có danh tiếng sao cho phù hợp với giá trị mà doanh nghiệp của bạn đang xây dựng. Uy tín của một doanh nghiệp luôn gắn liền với danh tiếng của những người đang làm việc. Nếu nhân viên của bạn có danh tiếng không tốt thì doanh nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Không sử dụng các công cụ hữu ích
Bạn cần phải có thời gian để quản lý danh tiếng trực tuyến của doanh nghiệp mình. Để tiết kiệm thời gian và quản lý danh tiếng một cách tốt hơn thì bạn nên sử dụng các công cụ. Hiện nay có rất nhiều các công cụ hữu ích giúp bạn quản lý được danh tiếng, bao gồm: Google Alerts, TweetBeep, Social Mention,…
Không có kế hoạch phản biện thông tin tiêu cực
Doanh nghiệp nào cũng sẽ có những thông tin xấu trên internet. Những thông tin tiêu cực đó có thể nhiều hoặc ít, và không thể tránh được điều đó. Những thông tin này có thể xuất phát từ các đối thủ cạnh tranh của bạn nhằm bôi nhọ danh tiếng khiến khách hàng bỏ đi. Hoặc cũng có thể xuất phát từ các khách hàng đến với doanh nghiệp nhưng có trải nghiệm không tốt. Hoặc những thông tin tiêu cực này cũng có thể đến từ sai lầm của bạn khi kinh doanh. Và dù nó xuất phát từ đâu thì bạn cũng cần phải có kế hoạch phản biện những thông tin tiêu cực này. Bạn phải giải quyết tận gốc rễ vấn đề để mọi chuyện tốt lên, nếu không danh tiếng trực tuyến của doanh nghiệp bạn sẽ đi tong.
Không sử dụng blog
Blog được ví như vũ khí sắc bén để doanh nghiệp quản lý tốt danh tiếng trực tuyến của mình. Đây là một trang mạng quan trọng và rất cần thiết. Sẽ thật tồi tệ nếu như một doanh nghiệp không có trang blog riêng. Cho nên nếu doanh nghiệp của bạn chưa có hãy bắt tay vào xây dựng ngay. Đây là nơi để bạn xây dựng danh tiếng trực tuyến cực hiệu quả.
Không đầu tư quản lý danh tiếng trực tuyến
Nếu như bạn không có kinh nghiệm, không có thời gian quản lý danh tiếng trực tuyến thì đừng ngại ngần chi tiền để thuê nhân viên, chuyên gia làm điều đó thay bạn. Nếu không xây dựng tốt danh tiếng trực tuyến thì hoạt động kinh doanh của bạn sẽ bế tắc vì những điều tiếng không đáng có. Nếu như các thông tin xấu cứ liên tục kéo đến thì doanh nghiệp của bạn sẽ đứng trên bờ vực nguy hiểm. Không giải quyết được những thông tin này thì khách hàng, đối tác quay lưng lại với bạn là điều sớm muộn sẽ xảy ra.
Đừng xem nhẹ việc xây dựng danh tiếng trực tuyến. Nó là một vấn đề cực kỳ quan trọng và đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của doanh nghiệp. Đừng bỏ qua quản lý danh tiếng trực tuyến, bởi nếu bạn làm tốt thì kết quả bạn thu lại được sẽ rất ngọt ngào.



8 sai lầm kinh doanh theo mạng thường gặp
Kinh doanh theo mạng là một xu hướng đang rất phổ biến hiện nay. Nó là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn khác nhau và nhiều quy trình nhỏ. Mỗi một công đoạn hay quy trình đều quan trọng như nhau và quyết định đến sự thành công của cả một hệ thống. Thiếu bất kỳ yếu tố nào cũng không thể được.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn không tạo được hình ảnh tốt, không biết quảng bá hình ảnh sản phẩm thì việc mang lại doanh thu kỳ vọng là rất khó. Do đó, dù bạn có một nhân viên rất giỏi thì cũng không thể nào gánh vác, vận hành cả một hệ thống. Đây cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp mắc sai lầm khi kinh doanh và gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng cũng như giảm sút doanh thu. Vậy làm thế nào để tránh những sai lầm thường gặp khi kinh doanh theo mạng? Nội dung bài viết dưới đây sẽ đưa ra chỉ dẫn cho bạn.
1. Quá kỳ vọng vào doanh thu khi kinh doanh theo mạng
Có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh offline rất tốt, doanh thu ổn định, nhưng vì thấy kinh doanh online quá hấp dẫn nên muốn mở rộng thị phần sang thị trường online này. Với đà tăng trưởng tốt từ kinh doanh offline nên người bán kỳ vọng doanh thu online mang lại cũng phải thật sự khả quan. Tuy nhiên, việc đầu tư thời gian, công sức vào thị trường mới không nhiều, nên mặc dù kỳ vọng lớn bao nhiêu thì doanh thu mang lại cũng không được như mong muốn.
Khi mới chuyển hướng từ offline sang online thì các chủ doanh nghiệp chưa hiểu được rằng kinh doanh online thì còn cần nhiều sự hỗ trợ hơn cả offline mới có thể thành công được. Rất nhiều hoạt động khi kinh doanh online cần bạn phải đầu tư, bao gồm tiếp thị online và các hoạt động marketing. Những hoạt động này đều nhằm mục đích tìm kiếm khách hàng tiềm năng và truyền tải thông điệp để biến họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Khách hàng nào cũng vậy nếu thông điệp của bạn không hấp dẫn thì họ sẽ không mua hàng. Thông điệp của bạn chưa đánh đúng vào nhu cầu của họ, họ cũng không mua hàng. Do vậy, bạn cần phải tìm hiểu rõ mọi kiến thức cơ bản về kinh doanh theo mạng để có thể làm tốt khi mở rộng thị trường.
2. Sử dụng website, hosting giá rẻ, miễn phí
Khi bạn muốn xây dựng website, thường thì các nhà cung cấp sẽ mời bạn sử dụng sản phẩm miễn phí hoặc sản phẩm giá rẻ để thu hút. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng những sản phẩm giá rẻ, miễn phí thì thường chất lượng không tốt. Nếu không phải là khó khăn trong việc truy cập thì sẽ là quá tải, hoặc là nhà cung cấp đặt banner quảng cáo quá to và rộng.
Bạn muốn xây dựng website thì không nên sử dụng những sản phẩm giá rẻ hay miễn phí này. Bạn nên lựa chọn những nhà cung cấp website, hosting chất lượng để việc bán hàng online dễ dàng hơn. Bạn có thể tiết kiệm chi phí nhiều thứ nhưng không nên tiết kiệm chi phí cho khoản này. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh và tương tác với khách hàng, gây ấn tượng với khách hàng.
3. Đầu tư ít hoặc không đầu tư vào website
Bạn sẽ không thể tăng được doanh thu bán hàng online nếu như không đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc vào website. Website chính là công cụ giúp bạn truyền tải mọi thông tin sản phẩm, nội dung của sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Nó cũng là nơi truyền tải nhanh nhất, chi phí rẻ nhất. Nếu như bạn xây dựng một website thì hãy xây dựng và đầu tư nó thật chuyên nghiệp. Có nhu vậy thì bạn mới quảng bá được sản phẩm của mình đến với hàng triệu khách hàng trên internet. Lợi thế của website là có thể làm mới nội dung liên tục và truyền tải nội dung và hình ảnh đến với khách hàng từng giờ, từng ngày.
Bạn muốn bán hàng online mà không đầu tư xây dựng website đúng mức thì rất dễ gây phản cảm cho khách hàng. Muốn có được sự tin tưởng của khách và tăng thời gian truy cập, lưu lượng truy cập cho website thì bạn cần phải đầu tư thiết kế và xây dựng website thật mới mẻ và chuẩn. Nếu khách hàng truy cập vào website mà lại thấy nội dung, hình ảnh, banner từ tháng trước, năm trước thì khó để họ xem tiếp và quay lại thêm lần nữa. Hoặc nếu website của bạn sắp xếp lộn xộn, bố cục không rõ ràng thì khách hàng sẽ rất khó khăn để tra cứu thông tin cũng như tìm kiếm sản phẩm. Lúc này nguy cơ khách hàng rời bỏ cửa hàng cũng rất lớn.
Website chính là đường dẫn ngắn nhất để khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp, do vậy bạn phải khiến website của mình có hình thức và nội dung chuyên nghiệp. Có như vậy thì mới dễ củng cố lòng tin của khách hàng và khiến khách hàng nhận thấy bạn thực sự nghiêm túc với công việc của mình. Đây chính là điều cơ bản nhất để hấp dẫn khách hàng đến với doanh nghiệp. 
4. Không cập nhật nội dung thường xuyên
Website là nơi bạn tiếp cận với khách hàng, nếu bạn bỏ bê nó thì website của bạn sẽ trở nên vô ích. Trong vòng 6 tháng bạn không cập nhật nội dung mới cho website thì chắc chắn nó sẽ bị biến mất khỏi bộ nhớ của khách hàng.
Bạn nên thay đổi giao diện thường xuyên để tạo sự mới mẻ cho khách hàng. Cập nhật thông tin thường xuyên để cung cấp giá trị cho khách hàng. Những thay đổi và cập nhật này là để nhắc cho khách hàng nhớ và biết tằng doanh nghiệp vẫn luôn quan tâm đến các quý khách hàng của mình.
Bạn cũng nên tiến hành nghiên cứu và đánh giá thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh của mình. Bạn cần phải biết đối thủ của mình đang hoạt động như thế nào, chính sách ra sao, giá cả cao hay thấp hơn bạn? Những chính sách của đối thủ nhận được phản hồi tốt của khách hàng không? Có như vậy bạn mới biết cách điều chỉnh website của doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với tâm lý khách hàng nhất. Sau khi sở hữu một website thì bạn còn rất nhiều việc để làm, những công việc này cũng đòi hỏi sự đầu tư đúng đắn giống như khi bạn kinh doanh offline.
5. Không đầu tư quảng cáo
Rất nhiều người bán hàng theo mạng mà không chịu đầu tư quảng cáo sản phẩm, họ ngồi đó và chờ khách hàng tìm đến mình. Trong bối cảnh các website bán hàng mọc ra như nấm như hiện nay thì việc cơ hội để khách hàng tự tìm thấy bạn là cực kỳ khó. Khách hàng chỉ có hạn, mà lại có rất nhiều doanh nghiệp tranh giành nhau. Nếu như bạn không quảng cáo thì sẽ khó mà thu hút được khách hàng ghé thăm website của mình.
Chi phí dành cho quảng cáo có thể chiếm một phần không nhỏ trong doanh thu của bạn, nhưng bạn cần phải nhìn vào doanh thu mà quảng cáo mang lại để có cái nhìn tích cực hơn. Nếu bạn không quảng cáo thì bạn sẽ không bao giờ có được doanh thu này. Có rất nhiều các thương hiệu lớn, nổi tiếng, họ có nhiều khách hàng nhưng chưa bao giờ họ quên việc quảng cáo. Cho nên lúc nào họ cũng có thể phủ thương hiệu của mình rộng rãi và ghi ấn vào trong bộ nhớ của khách hàng. Do đó bạn không nên tiếc tiền cho quảng cáo, vì những thứ mà quảng cáo mang lại sẽ giúp bạn nâng tầm thương hiệu của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Nếu như nguồn tài chính của bạn eo hẹp thì vẫn có cách quảng cáo hiệu quả cho riêng bạn. Ví dụ như sử dụng bản tin điện tử có tính định hướng và quảng cáo thông qua từ khóa. Những phương thức này sẽ đem lại cho bạn nguồn khách hàng rất lớn để từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Mà muốn quảng cáo hiệu quả thì bạn cần phải có chiến lược quảng cáo phù hợp. Bạn không nên quảng cáo theo kiểu spam, không cần biết khách hàng thích hay không vẫn cứ quảng cáo. Điều này chỉ khiến khách hàng cảm thấy phản cảm hơn mà thôi. Tài sản khi kinh doanh online chính là internet, và spam chính là con đường nhanh nhất khiến bạn bị phá sản.
6. Không kết nối website với công cụ tìm kiếm
Theo thống kê thì có đến 70% các cuộc giao dịch trực tuyến xuất phát từ những website tìm kiếm có tên tuổi. Có nghĩa là nếu như website của bạn không hiển thị trong những kết quả tìm kiếm đầu tiên thì bạn sẽ không bao giờ nằm trong top 70% giao dịch này.
Bạn cần phải đảm bảo rằng tất cả các thông tin trên website mà bạn đưa ra cần phải phản ánh đúng đặc điểm của sản phẩm bạn đang cung cấp đến khách hàng. Quan trọng hơn những từ khóa bạn sử dụng cũng phải phù hợp và tối ưu những từ khóa này để chúng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.
7. Dịch vụ chăm sóc khách hàng yếu kém
Chỉ khi bạn khiến khách hàng hài lòng thì bạn mới có thể bán được hàng và từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng sản phẩm khách hàng sẽ có xu hướng giới thiệu sản phẩm đó cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình nếu thấy tốt. Nhưng nếu sản phẩm không tốt thì họ cũng sẽ chia sẻ với người xung quanh để tránh xa, thậm chí là tẩy chay. Tin đồn thì thường lan rất nhanh, chỉ bằng một câu nói của khách hàng cũng đủ để tạo nên sóng gió cho cả một doanh nghiệp. Và còn có khả năng khiến mọi thành quả của doanh nghiệp tan tành. Do vậy, bạn cần phải xây dựng niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp, đồng thời kết nối thường xuyên với khách hàng để lúc nào khách hàng cũng cảm nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp dành cho mình.
Bạn nên lập ra danh sách những khách hàng thường xuyên liên lạc, đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng. Một phần mềm chuyên dụng trong việc thông báo và gửi tin sẽ giúp doanh nghiệp lúc nào cũng xuất hiện trong hộp thư của khách hàng.
8. Quá trình giao dịch quá phức tạp
Khi mua hàng trên website thì khách hàng cần phải điền thông tin vào một mẫu đăng ký và chờ xác nhận đơn hàng. Vấn đề là không phải doanh nghiệp nào cũng có quá trình xác nhận đơn hàng nhanh chóng và chuyên nghiệp. Nếu quá trình xác nhận này kéo dài hoặc xảy ra lỗi thì khách hàng rất dễ từ bỏ cuộc giao dịch với doanh nghiệp. Do đó bạn nên cung cấp số điện thoại của doanh nghiệp để khách hàng có thể đặt hàng trực tiếp và nhanh chóng hơn khi mua hàng trực tuyến xảy ra lỗi.



Làm thế nào để bán hàng đúng với giá trị sản phẩm?
Có thể nói thị trường bán lẻ hiện nay vô cùng sôi động và đông đúc. Có hàng trăm nhà cung cấp thì cũng có hàng nghìn người mua. Mỗi người sẽ lại mua hàng với những tính cách yêu cầu và thái độ khác nhau.
Có một sự thật là các khách hàng tiềm năng luôn tìm mọi cách để được giảm giá. Họ gây áp lực cho doanh nghiệp, họ tỏ thái độ không tốt, họ không hài lòng,... dù các nhân viên bán hàng có giải thích như thế nào về giá trị của sản phẩm giá trị của dịch vụ sẽ mang lại thì cũng rất khó để thuyết phục được khách hàng. Trong trường hợp này người bán hàng phải làm thế nào? Có bí quyết nào để bán hàng đúng với giá trị của sản phẩm hay không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả.
1. Trở thành người đồng hành của khách hàng
Hiện nay có rất nhiều nhân viên bán hàng dù chưa tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng đã thuyết phục họ mua sản phẩm. Khi khách hàng bước vào cửa hàng các nhân viên đã đề cập ngay đến chuyện mua bán và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Điều này rất không nên. Thay vì ép khách hàng mua hàng hãy bắt đầu câu chuyện với khách hàng một cách bình thường. Trong cuộc trò chuyện hãy đặt câu hỏi thích hợp để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và hỏi họ xem mình có thể giúp được gì không?
Một người bán hàng tốt và thành công là một người có thể đồng hành cùng với khách hàng trong quá trình lựa chọn và tìm kiếm sản phẩm phù hợp. Chính vì thế bạn cần phải hiểu tường tận về các sản phẩm, khi khách hàng có nhu cầu hãy đưa ra cho khách hàng những lời khuyên hữu ích nhất để họ biết nên lựa chọn sản phẩm nào. Hãy giải đáp các vấn đề của khách hàng để họ đưa ra lựa chọn cuối cùng và phù hợp nhất với mình. Giai đoạn tìm hiểu nhu cầu khách hàng được gọi là giai đoạn khám phá. Nếu như bạn làm tốt được giai đoạn này thì chắc chắn bạn sẽ trở thành một người bán hàng tài giỏi. Bởi vì bạn hiểu được nhu cầu của khách hàng thì bạn cũng sẽ biết được cách để giải quyết nhu cầu đó.
2. Để khách hàng tự nói về giá trị của sản phẩm
Nếu như nhân viên bán hàng nói với khách hàng về giá trị của sản phẩm dịch vụ, thì khách hàng sẽ có rất ít sự tin tưởng đối với lời chào bán đó. Họ cũng khó nhận ra được giá trị mà sản phẩm có thể mang đến cho mình. Vì thế khi bán hàng bạn nên tự đặt mình vào vị trí của một người khách hàng. Là một người đi mua hàng bạn sẽ mong muốn điều gì? Hãy giới thiệu ngắn gọn về sản phẩm và nói về các quyền lợi của khách hàng sẽ nhận được. Nhân viên bán hàng phải là người đưa ra các câu hỏi một cách khéo léo để khách hàng tự nhận ra ra sản phẩm có thể giúp ích gì được cho mình. Bằng cách này khách hàng sẽ rất dễ dàng nhận ra giá trị của sản phẩm và dịch vụ. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của người bán hàng.
3. Tạo ra những cuộc hội thoại có giá trị
Một cuộc nói chuyện có giá trị với khách hàng có nghĩa là nội dung của cuộc trò chuyện đó sẽ giúp khách hàng nhận ra và giải quyết được các vấn đề của họ. Khi khách hàng nhận được thông tin hữu ích thì chắc chắn họ sẽ tin vào điều mà người bán hàng nói. Họ cũng sẽ mong muốn được trò chuyện với người bán hàng nhiều hơn để giải quyết các vấn đề của mình. Đây là điều cơ bản là một người bán hàng nào cũng cần phải học nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hoàn thiện kỹ năng này tốt hơn qua thời gian bán hàng.
4. Đưa thêm cho khách hàng nhiều giá trị hơn
Khi khách hàng mua hàng họ thường nói với người bán hàng về những điều mà mình đang gặp phải. Và lúc này họ rất sẵn sàng lắng nghe nghe các ý kiến của người bán hàng. Nếu như người bán hàng có thể tạo ra thêm được giá trị cho họ, thì họ sẽ đánh giá rất cao sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Tại sao lại như vậy? Bởi vì lúc này khách hàng đã tự chủ động giải quyết vấn đề của mình chứ không chờ đợi người khác giải quyết hộ mình. Nếu như khách hàng biết được họ sẽ nhận được rất nhiều giá trị khi sử dụng sản phẩm dịch vụ. Thì họ sẽ chẳng ngại ngần mua sản phẩm dịch vụ được nhân viên bán hàng giới thiệu.
Giá trị của một sản phẩm dịch vụ không chỉ được nằm ở chính nó có mà còn nằm ở việc nhân viên bán hàng bán nói như thế nào. Nếu như một sản phẩm được trả giá đúng với những giá trị mà nó mang lại thì đó chính là thành công của người bán hàng. Chính vì thế nhân viên bán hàng hãy học cách để bán một sản phẩm đúng với giá trị và giúp người mua nhận ra những lợi ích khi mình sử dụng các sản phẩm này bài. Hãy khiến họ nhận ra rằng sản phẩm đó xứng đáng với số tiền mà mình đã bỏ ra.




Tiếp thị truyền thông xã hội cần tránh 5 sai lầm này
Facebook và Twitter đang trở thành nền tảng dịch vụ khách hàng chính của rất nhiều doanh nghiệp. Có rất nhiều người thành công ở nền tảng này. Nhưng cũng có rất nhiều người đang mắc phải các sai lầm khi thực hiện các dịch vụ khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội này.
Hàng ngày có rất nhiều người chia sẻ cảm nhận, trải nghiệm của họ trên các nền tảng mạng xã hội.  Khi cửa hàng của bạn nhận được một lời khen ngợi hoặc tạo ra một ấn tượng xấu với khách hàng họ sẽ chia sẻ với người quen, đồng nghiệp, bạn bè của họ thông qua mạng xã hội. Chính vì vậy bạn nên lắng nghe các cuộc trò chuyện của khách hàng và gặp gỡ họ để giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp.
Nhờ sự bùng nổ của internet việc giao lưu giữa mọi người với nhau dễ dàng hơn,  thuận tiện hơn. Các cuộc trò chuyện, các cuộc thảo luận về một vấn đề gì đó cũng tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Vậy khi tiếp thị truyền thông xã hội thì bạn cần phải tránh những sai lầm gì để cải thiện dịch vụ khách hàng cho doanh nghiệp?
1. Không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên mạng xã hội
Hãng tư vấn phần mềm đã điều tra và cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay đều không đáp ứng được khi khách hàng có những thắc mắc hoặc câu hỏi đặt ra trên mạng xã hội. Mà việc đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng lại là yếu tố quan trọng nhất giúp xây dựng cơ sở khách hàng. Đây cũng là cách tạo mối quan hệ với khách hàng trên mạng xã hội. Chính vì vậy trả lời những thắc mắc câu hỏi của khách hàng. Hoặc chia sẻ bài đăng của khách hàng có liên quan đến thương hiệu là cách PR miễn phí cho thương hiệu của bạn. Bằng cách này thông điệp của thương hiệu sẽ được truyền đi một cách trực tiếp hơn và có tác động lớn hơn.
2. Chỉ trả lời những phản ứng tích cực
Khách hàng tích cực chính là những người đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tiếp thị sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Nhưng nếu như bạn chỉ trả lời những phản hồi tích cực mà quên đi những phản hồi khác thì sẽ tạo ra những suy nghĩ tiêu cực đến doanh nghiệp, đến thương hiệu. Bởi vì vì bên cạnh những những tương tác tiêu cực thì vẫn còn rất nhiều các tương tác khác của khách hàng. Nếu bạn không trả lời khách hàng sẽ cảm thấy bị coi thường, cảm thấy không được quan tâm. Đây chính là điều khiến họ có nhiều suy nghĩ tiêu cực đối với doanh nghiệp.
Để hạn chế điều này và hoàn toàn tránh đi bạn nên trả lời tất cả các thắc mắc các câu hỏi của khách hàng. Dù câu hỏi đó là câu hỏi tích cực, tiêu cực hay là câu hỏi bình thường. Khi bạn trả lời tất cả các câu hỏi hỏi thì khách hàng sẽ cảm thấy được đối xử công bằng và có thiện cảm với doanh nghiệp hơn.
3. Sử dụng từ ngữ thiếu chuyên nghiệp, vô cảm
Các khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu như được nhân viên trả lời, chứ không phải là một câu hỏi được đặt lệnh sẵn một cách vô cảm. Vì vậy khi giao tiếp với khách hàng qua mạng xã hội bạn không nên cứng ngắc, dập khuôn, không nên sử dụng các câu từ máy móc để trả lời khách hàng. Hãy tạo không khí vui vẻ, giao tiếp linh hoạt với khách hàng để khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn, có trải nghiệm tuyệt vời hơn khi đến với doanh nghiệp.
4. Không giải quyết triệt để thắc mắc của khách hàng
Khi khách hàng có một trải nghiệm tiêu cực ở doanh nghiệp của bạn, họ phản ánh bằng cách bình luận trên các bài đăng. Hãy lưu ý và phản hồi lại để giải quyết vướng mắc cho khách hàng. Nếu bạn cảm thấy không thể giải quyết vấn đề của khách hàng thông qua mạng xã hội, hãy xin thông tin liên lạc của khách hàng. Sau đó liên lạc lại với họ để tiếp tục cuộc trò chuyện ngay lập tức. Không nên để khách hàng phải chờ đợi câu trả lời, chờ đợi phản hồi hoặc là để khách hàng phải liên hệ với những bộ phận khác để giải quyết vấn đề của mình.
Khi bạn đã giải quyết thắc mắc của khách hàng xong hãy quay lại kênh mà khách hàng phản ánh và diễn giải lại vấn đề một lần nữa. Điều này là để những khách hàng khác có thể tiếp cận được với câu trả lời. Đây cũng là cách giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian vì không cần phải trả lời một vấn đề quá nhiều lần cho nhiều khách hàng khác nhau.
5. Đàm phán với khách hàng để xin thêm một cơ hội
Nếu như bạn không thể giải quyết được vấn đề của khách hàng hãy đàm phán với họ và xin họ một cơ hội nữa. Với cơ hội này bạn sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Hoặc bạn cũng có thể tặng họ những thẻ giảm giá, tặng voucher,... Tuy nhiên cách này khi sử dụng bạn cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu bạn sử dụng không quan trọng thì sẽ tạo cho khách hàng thói quen không hài lòng với sản phẩm, dịch vụ. Họ sẽ thường xuyên không hài lòng để được nhận thêm các chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá hoặc tặng quà.






Phải chuẩn bị những gì để bắt đầu khởi nghiệp?
Mỗi con người lại có một tính cách khác nhau, và đối với việc kinh doanh họ cũng sẽ có những cách vận hành doanh nghiệp riêng không giống với bất kỳ ai. Bởi mỗi người lại có một suy nghĩ và hướng làm mà họ cho rằng hợp lý nhất. Có người giỏi trong việc đưa ra ý tưởng, nhưng có người lại làm tốt ở khâu thực hiện. Rất nhiều người không ngại rủi ro lao vào kinh doanh, trong khi những người khác lại lựa chọn những lĩnh vực an toàn. Rất nhiều người sẽ thành công, nhưng không phải ai cũng trở thành người đứng đầu. Bởi muốn thành người đứng trên đỉnh cao thì ngay từ khi bắt đầu phải rèn luyện qua một quá trình khắc nghiệt.
Thông thường thì việc kinh doanh sẽ bao gồm những đặc điểm như bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh, thực hiện kinh doanh với mong muốn thành công, muốn trở thành ông chủ. Quá trình kinh doanh sẽ cần rất nhiều những công cụ, ý tưởng và khát vọng để vượt qua những khó khăn. Và muốn kinh doanh thì điều kiện đầu tiên là bạn cần phải có tố chất quyết đoán cũng như kiên định và kiên trì. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, để khởi nghiệp thành công thì còn cần rất nhiều các yếu tố quan trọng khác nữa, đó là:
1. Khả năng giải quyết vấn đề
Kinh doanh là một chuỗi rất dài gồm những lời thách đố, những khó khăn, những vấn đề cần được giải quyết hàng ngày, hàng giờ. Khi bạn nghĩ về việc kinh doanh thì bạn sẽ không thể tưởng tượng hết được những vấn đề sẽ xảy đến trong quá trình kinh doanh. Những vấn đề cứ đến dồn dập và bạn cần phải giải quyết chúng liên tục. Hết vấn đề này sẽ đến vấn đề khác, sau khó khăn này sẽ có thách thức khác đang chờ đợi bạn.
Sự nghiệp kinh doanh của bạn gần như sẽ gói gọn trong việc tập trung xử lý các rắc rối và tìm những vấn đề có thể gây rắc rối cho doanh nghiệp để giải quyết chúng một cách nhanh chóng. Các vấn đề này là một chuỗi dài mà bạn khó thấy được điểm cuối. Vì vậy, để bắt tay vào kinh doanh thì điều đầu tiên cần có là bạn phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đối mặt với khó khăn. Hiểu rõ về các vấn đề của doanh nghiệp để khi những vấn đề đó xảy ra bạn sẽ giải quyết chúng ngay lập tức.
Là một chủ doanh nghiệp bạn cần phải có tầm nhìn xa và rộng, vừa để nắm bắt các hoạt động kinh doanh, vừa để dự đoán những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai. Những điều này có lẽ sẽ rất khó khăn và mỏi mệt, nhưng khi việc kinh doanh vào guồng bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn bởi vì bạn sẽ có sự thích nghi với những điều này.
2. Sáng tạo và thuyết phục
Một người khởi nghiệp thành công sẽ có sẵn trong mình khả năng sáng tạo vô hạn, khả năng nhận diện và nắm bắt được cơ hội để theo đuổi. Nhất là trong những ngày đầu tiên đầy khó khăn.
Không chỉ vậy, một người kinh doanh muốn thành công được thì cần phải có kỹ năng bán hàng đỉnh cao, có sự bền bỉ và sức thuyết phục đối với tất cả mọi người. Sức thuyết phục sẽ giúp họ có thêm nhiều thời gian giới thiệu sản phẩm, và hơn hết là thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm của mình. Sau đó là chăm sóc khách hàng và trả lời mọi câu hỏi liên quan đến sản phẩm cho khách hàng. Và cao hơn nữa chính là thuyết phục khách hàng nâng cấp sản phẩm, mua thêm sản phẩm, bán các sản phẩm với những điều khoản có lợi cho doanh nghiệp. Chỉ có như vậy họ mới thúc đẩy được việc kinh doanh của công ty và đưa ra thêm nhiều ý tưởng mới.
3. Khả năng thúc đẩy
Những người mới khởi nghiệp thường có rất nhiều năng lượng, năng lượng này khiến họ không ngồi yên một chỗ được quá lâu và khiến họ trở nên thiếu kiên nhẫn. Họ nghĩ về việc kinh doanh mọi nơi, mọi lúc và tìm mọi cách để tăng thị phần cho doanh nghiệp của mình. Sau khi đã có kinh nghiệm thì họ rất dễ mạo hiểm, và sẵn sàng kích hoạt những hoạt động mới cho doanh nghiệp.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của kinh nghiệm và bí quyết chính là điều quan trọng nhất để tạo nên thành công khi có một quyết định mạo hiểm nào đó. Bạn mới bắt đầu khởi nghiệp nên kinh nghiệm chưa có nhiều, lúc này bạn cần phải xem xét khả năng làm việc của mình như một người mới. Bạn có thể trở thành một người học việc trong các doanh nghiệp mà bạn muốn theo đuổi. Hãy thúc đẩy việc kinh doanh của bạn và đừng để các công việc bị trì trệ. Điều này sẽ khiến cả hệ thống của bạn bị tắc nghẽn và quan trọng hơn là ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu.
4. Trở thành một tài sản
Rất nhiều người đã thành công nhờ vào kỹ năng kinh doanh, vào bí quyết và các mối quan hệ của mình. Do đó, bạn cần phải đánh giá khả năng của mình cũng như mạng lưới các mối quan hệ mình đang có. Kỹ năng, các mối quan hệ và kinh nghiệm của bạn sẽ là tài sản để bạn chuyển hóa ý tưởng thành hiện thực. Hoặc không bạn hoàn toàn có thể làm các công việc liên quan đến lĩnh vực mà mình kinh doanh để có thể phát triển các khả năng trước khi khởi nghiệp.
5. Sẵn sàng chịu đựng rủi ro
Rủi ro là điều sẽ xảy ra và luôn rình rập sự nghiệp của bạn, nhất là trong những ngày đầu tiên kinh doanh. Và bạn cần phải sẵn sàng chấp nhận những rủi ro này, nhưng hãy tính toán sao cho rủi ro này không ảnh hưởng quá nhiều đến việc kinh doanh của bạn. Bằng cách nghiên cứu kỹ những kiến thức kinh doanh, những vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh sẽ giảm thiểu được rủi ro. Hoặc là bạn có thể bắt đầu kinh doanh nhỏ trước để kiểm nghiệm những điều mà mình đã học được. Ví dụ như các khái niệm, lý thuyết hay là cách thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn.
Bạn nên nhớ rằng phải hạn chế tham khảo ý kiến của những người không liên quan. Điều bạn cần làm là lắng nghe những phản hồi, góp ý của khách hàng.
6. Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng
Có một câu nói rất nổi tiếng của tổng thống Mỹ Abraham Lincoln là: “Nếu cho tôi sáu giờ để đốn cây và tôi sẽ dành bốn đầu tiên mài rìu”. Điều này có nghĩa sự chuẩn bị kỹ lưỡng chính là nền tảng để bạn kinh doanh thành công.





3 điều tồi tệ của phong trào bán phá giá
Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn, mỗi mặt hàng, mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp đều cạnh tranh với nhau. Mục đích của tất cả các doanh nghiệp là để tồn tại và phát triển, đồng thời thu hút thật nhiều khách hàng để tạo ra doanh thu. Họ tìm cách để tìm cho mình lợi thế để cạnh tranh với các đối thủ khác. Có rất nhiều các doanh nghiệp luôn luôn làm mới mình, tập trung vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Họ cũng tạo thêm rất nhiều giá trị và lợi ích để đảm bảo khách hàng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến với mình. Nhưng cũng có không ít các doanh nghiệp lại lựa chọn hình thức cạnh tranh không lành mạnh, điều mà không ai muốn đó là bán phá giá.
Bán phá giá hiểu đơn giản chính là bán sản phẩm, dịch vụ với giá thấp hơn so với thị trường hoặc so với giá trị của sản phẩm. Mục đích của việc bán phá giá chính là thu hút khách hàng. Hiện tượng bán phá giá ngày càng trở nên phổ biến hơn rất nhiều, nhất là với những doanh nghiệp mới thành lập. Vì mới thành lập chưa có khách hàng nên họ bán phá giá, đưa ra mức giá hấp dẫn hơn để lôi kéo người tiêu dùng.
Hành động bán phá giá về trước mắt dẽ giúp doanh nghiệp thu được lượng khách hàng lớn và tạo ra được doanh thu nhất định. Nhiều người nhìn vào cái lợi trước mắt mà quyết định bán phá giá. Nhưng đây được xem là những người có tầm nhìn hạn hẹp. Là một chủ doanh nghiệp, một người kinh doanh bạn không được phép có tầm nhìn như vậy. Bởi vì sau cái lợi ích đó có rất nhiều rủi ro ẩn chứa. Những rủi ro đó là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây.
Bán phá giá là hạ thấp chính mình và sản phẩm của mình
Người xưa có câu “tiền nào của nấy”, bạn bán sản phẩm, dịch vụ của mình với giá rẻ thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang hạ thấp sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đó là đứa con tinh thần, đứa con vật chất của bạn và bạn bắt nó phải hạ thấp xuống để phục vụ khách hàng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sản phẩm, dịch vụ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nước ngoài rất thích đầu tư vào thị trường Việt Nam, bởi thị trường nước ta có giá nhân công rất rẻ. Người Việt vẫn xem đó là lợi thế của đất nước, nhưng họ nhầm rồi. Tại sao công nhân Việt Nam cũng bỏ ra công sức và thời gian như các công nhân nước khác mà mức lương lại rẻ hơn rất nhiều? Điều này có nghĩa là chúng ta đang hạ thấp mình và hạ thấp hiệu suất làm việc, cũng như trình độ và năng lực làm việc.
Trong kinh doanh cũng tương tự như vậy. Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng một sản phẩm, cùng bỏ công công sức để sản xuất sản phẩm hoặc nhập hàng, bên cạnh đó chính là rất nhiều các chi phí phát sinh. Nhưng cuối cùng lại có những doanh nghiệp chấp nhận bán sản phẩm của mình với giá rất rẻ. Thậm chí có những doanh nghiệp không cần lợi nhuận, chỉ cần có thể duy trì nguồn vốn trong một khoảng thời gian nhất định. Họ không quan tâm đối thủ nghĩ gì, cũng không quan tâm khách hàng nghĩ sao. Đây chính là sự thất bại của một chủ doanh nghiệp không có tầm nhìn xa và không tự tin về sức hấp dẫn của sản phẩm. Hơn nữa, nếu bán phá giá các doanh nghiệp còn rất dễ bị đối thủ hạ thấp uy tín, nặng hơn là kiện tụng.
Bạn vẫn cứ nghĩ nếu như tất cả các đối thủ đều cạnh tranh, chạy đua với nhau về giá cả mà mình không chạy đua thì làm thế nào để tồn tại và phát triển? Một người kinhd oanh giỏi là người có bản lĩnh và sẵn sàng đối mặt với tất cả các “lối chơi bẩn” của đối thủ. Bạn đừng cố bon chen với đối thủ bằng cách bán phá giá như họ, hãy để họ tự chạy đua giá cả với nhau. Còn bạn, bạn hãy tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm, cho thương hiệu và cho doanh nghiệp của mình. Thương hiệu của bạn đứng vững được trên thị trường dài hay ngắn? Bán được hàng ít hay nhiều? Tất cả những điều này đều phụ thuộc vào cách mà bạn xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Cách mà bạn nâng cao vị thế doanh nghiệp của mình trong lĩnh vực kinh doanh và trên thị trường.
Bán phá giá tạo cơ hội cho những sự nghi ngờ
Bạn bán sản phẩm của mình thấp hơn so với mặt bằng chung của thị trường thì rất dễ khiến các khách hàng của bạn hoài nghi về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ rất đơn giản, chị Hương thường mua sữa với giá 100.000đ, nhưng bạn lại chỉ bán loại sữa đó với giá 70.000đ, chắc chắn chị Hương sẽ đặt câu hỏi rằng tại sao bạn lại bán rẻ như vậy? Và chắc chắn đằng sau đó chính là rất nhiều loại liên tưởng khiến khách hàng cảm thấy sợ và không dám mua sản phẩm, dịch vụ của bạn mặc dù bạn bán rẻ hơn.
Khách hàng ngày nay họ rất thông minh, họ mua sắm cũng có sự lựa chọn, họ đề cao cảnh giác chứ không ham rẻ một cách mù quáng như trước. Nếu như cùng một loại sữa mà giá bán ở 2 nơi lại khác nhau thì chắc chắn các khách hàng sẽ không còn tin tưởng vào sản phẩm. Ở đây khách hàng sẽ suy nghĩ theo 2 chiều hướng. Một là họ sẽ nghĩ sản phẩm của bạn có giá rẻ là hàng nhái, từ đó hoang mang về sản phẩm, không tin tưởng và không dám sử dụng. Hai là họ nghĩ doanh nghiệp đối thủ bán quá đắt, nhưng thường thì trường hợp này rất út. Và dù khách hàng nghĩ như thế nào thì chắc chắn sự hoài nghi của họ đối với sản phẩm sẽ không hết. Thậm chí là họ còn nói với tất cả những người xung quanh mình để họ cảnh giác và không sử dụng. Kết quả cuối cùng của việc bán phá giá chính là lũng đoạn thị trường khiến ai cũng không được lợi.
Bán phá giá chỉ mang đến cái lợi trước mắt
Rất nhiều doanh nghiệp chấp nhận những khách hàng tạm thời và chấp nhận mức lợi nhuận thấp, thậm chí là hòa vốn khi bán phá giá. Nhưng điều này không đáng chút nào. Đừng vì để đạt được doanh thu hàng tháng mà chấp nhận bán phá giá. Khi bán phá giá nghĩa là giá sản phẩm sẽ thấp hơn, bạn cũng sẽ phải bán được số lượng hàng nhiều hơn so với khi bán cùng giá với thị trường. Hơn nữa, bán giá thấp nhưng các chi phí khác như chi phí cửa hàng, chi phí nhân viên, chi phí quảng cáo,… bạn vẫn phải trả đủ không thiếu 1 xu.
Dần dần bạn sẽ nhận ra rằng mức lợi nhuận mà bạn bán khi bán phá giá không thể đủ để bạn trang trải các khoản phí vận hành doanh nghiệp. Lúc này bạn nghĩ mình cần phải tăng giá sản phẩm lên. Bạn cũng nghĩ là việc tăng giá sản phẩm cứ nói tăng là tăng được. Nhưng khách hàng họ không nghĩ được như vậy. Họ đã quen với việc bạn bán sản phẩm với mức giá đó nên họ ở lại với bạn và trở thành khách hàng tạm thời. Nếu lúc này bạn tăng giá chắc chắn bạn sẽ nhận được những phản ứng tiêu cực của khách hàng. Vì vậy, bạn nên đủ tỉnh táo để lựa chọn một chính sách định giá hợp lý cho sản phẩm và lên kế hoạch để đo lường những phản ứng tiêu cực của khách hàng. Đây là điều rất cần thiết phải làm khi bắt tay vào kinh doanh.
Lao mình vào cuộc tranh đua về giá cả sẽ không tạo ra một lợi thế nào để bạn cạnh tranh, nó chỉ là lý do khiến bạn kinh doanh thất bại. Nếu các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh hơn bằng cách bán hạ giá nhưng vẫn giữ được lợi nhuận tối đa thì thị trường sẽ trở nên thoải mái hơn nhiều.
Liều mình lao vào các cuộc cạnh tranh về giá là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn nhận thất bại khi kinh doanh. Sẽ là cạnh tranh lành mạnh nếu các doanh nghiệp hạ giá bán nhưng vẫn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách thuyên giảm chi phí sản xuất hoặc lựa chọn nguồn hàng giá tốt.


GÓC QUẢNG CÁO
Hiện tại chúng tôi nhận thiết kế web bán hàng với giao diện theo yêu cầu trọn gói 1,800,000 đ tặng kèm hosting + tên miền quốc tế xài 1 năm không phát sinh chi phí. Liên hệ 0934.150.770 Zalo - ThietKeWebChuyen.Com 

Thao khảo các mẫu web bán hàng tại: https://thietkewebchuyen.com/mau-web-ban-hang-web-thoi-trang-web-my-pham-web-nuoc-hoa 
 
ThietKeWebChuyen.Com

Đọc thêm

Nhận mua bán trao đổi bàn ghế văn phòng cũ, đồ nội thất gia đình thanh lý, đồ Spa - cafe- cà phê- nhà hàng - quán ăn - đồ điện tử gỗ nhựa các loại
Nếu làm trong lĩnh vực marketing online thì những cụm từ như: content marketing, marketing nội dung, copywriter,… bạn sẽ được nghe, được nhắc đến rất thường xuyên. Đây là cách hiệu quả nhất để giúp bạn phát triển website của mình và đưa nó lên một tầm cao mới. Nhưng bạn lưu ý marketing nội dung không phải là việc đăng bài duy trì ngày này qua ngày khác
Nước hoa là mỹ phẩm không thể thiếu đối với các chị em phụ nữ, đây cũng là vật bất ly thân của rất nhiều chàng trai. Những năm gần đây xu hướng sử dụng và kinh doanh nước hoa trở nên phổ biến hơn rất nhiều, nhất là từ khi kinh doanh online bùng nổ. Hầu như các shop online đều giới thiệu nước hoa của shop mình là hàng xách tay, là hàng của các thương hiệu nổi tiếng.
RJMetrics đã nghiên cứu và khẳng định thương mại điện tử chính là ngành công nghiệp tỷ đô có mức tăng trưởng lớn gấp đôi so với các ngành công nghiệp khác. Kinh doanh thương mại điện tử chính là cuộc cạnh tranh trực tuyến và mạnh mẽ mà kinh doanh offline không bao giờ có thể tưởng tượng được
Ở phần trước mình đã nói rất rõ các thủ thuật cam kết quảng cáo (tuy nhiên các đơn vị uy tín đương nhiên sẽ không làm điều đó), phần 2 này mình đưa ra một số lời khuyên dành cho các Newbie trước khi chọn lựa 1 đơn vị quảng cáo cho mình.
Bạn muốn giữ chân khách hàng của mình và biến họ thành khách hàng trung thành? Bạn cần có một chương trình cụ thể hướng đến khách hàng. Nó sẽ giúp bạn duy trì được lượng khách hàng cũ, tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới. Đồng thời giúp bạn giảm thiểu tỷ lệ rời bỏ của khách hàng, từ đó đảm bảo doanh thu luôn ổn định, không suy giảm.
Bật lại tính năng tìm bạn quanh đây zalo để kết bạn online bằng ứng dụng hẹn hò chat trực tuyến, gợi ý các phần mềm tìm bạn phổ biến hiện nay

Thương hiệu  là “tổng tài sản phi vật thể của sản phẩm: Tên, bao bì, giá cả, lịch sử phát triển, danh tiếng của sản phẩm, và cách nó được quảng cáo.” David Ogilvy – Tác giả cuốn On Advertising.

ThietKeWebChuyen.Com ( Since 2013 )