Teleseminar là một kênh tiếp thị cực kỳ mới mẻ được rất nhiều các doanh nghiệp yêu thích vì hiệu quả mà nó mang lại. Teleseminar còn được gọi là Hội nghị trực tuyến, nó chỉ vừa mới ra đời trong thời gian gần đây, thế nhưng vì hiệu quả cao nên nó phát triển rất mạnh và trở thành hình thức tiếp thị được ưa chuộng.
Teleseminar là hình thức giới thiệu sản phẩm trên internet thông qua những đoạn video. Khách hàng nào có hứng thú với sản phẩm qua video đó thì sẽ tìm hiểu sâu hơn bằng cách truy cập vào website của doanh nghiệp. Apple là doanh nghiệp rất thành công nhờ phương thức tiếp thị mới mẻ này. Họ đã giới thiệu Macbook bằng một clip ngắn chưa đến 5 phút, nhưng hiệu quả mà nó mang lại khiến tất cả doanh nghiệp đều thèm muốn.
Một clip ngắn nghe thì dễ nhưng để thực hiện thì vô cùng khó. Và làm thế nào để khiến khách hàng hứng thú với nó thì lại càng khó hơn. Nó đòi hỏi phải có phần trình bày thật cuốn hút. Vậy phải làm thế nào để Teleseminar có thể hấp dẫn khách hàng? Nội dung dưới đây sẽ trả lời cho bạn.
Với những hình thức trực tuyến hay thu hình, trực tiếp thì nội dung thú vị được xem là điều quan trọng nhất. Hầu các các doanh nghiệp sử dụng tiếp thị truyền thông đều đưa ra lời hứa với khách hàng và tuân thủ lời hứa đó, thậm chí là nhiều hơn để khiến khách hàng hài lòng. Còn Teleseminar thì bạn cần phải cho người xem biết được bạn sẽ giúp đỡ họ giải quyết vấn đề của mình như thế nào? Đó là những cách độc đáo và dễ ứng dụng trong cuộc sống.
Mục đích của Teleseminar chính là cung cấp cho khách hàng những thông tin và giải pháp một cách chính xác, minh bạch để khách hàng dễ dàng hiểu được và có những hành động đúng đắn. Bạn là đại diện cho doanh nghiệp phỏng vấn một chuyên gia bằng hình thức online. Vị chuyên gia nói “chúng ta cần phải làm abc…” thì bạn cần nhanh chóng hỏi lại “abc phải làm chính xác như thế nào?” Bạn cần phải luôn nhớ một điều rằng doanh nghiệp cửa mình không chỉ kể cho khách hàng những điều họ nên làm. Doanh nghiệp còn phải hướng dẫn khách hàng làm điều đó một cách chính xác nhất. Có như vậy thì doanh nghiệp mới đạt được những hứa hệ với khách hàng của mình.
Tương tự như những kênh tiếp thị khác, Teleseminar cũng có rất nhiều nguyên tắc khác nhau, bạn cần phải tập trung vào một vấn đề, đừng nói lan man sang những vấn đề khác. Hãy tập trung sự chú ý của doanh nghiệp và khách hàng vào một vấn đề mà thôi. Nội dung cần được trình bày thật đơn giản để khách hàng dễ hiểu, dễ làm theo và dễ đạt hiệu quả. Nhấn mạnh cho khách hàng những chỗ khó hiểu và nên có giải thích cho khách hàng ở phần cuối.
Nghệ thuật kể chuyện chính là cách để tạo ấn tượng với khách hàng. Hãy bắt đầu việc tiếp thị bằng một mẩu chuyện ngắn gọn, một lời khuyên của chuyên gia hay của một ngôi sao nào đó trong quá trình sử dụng sản phẩm. Bằng cách này thì nội dung bạn muốn truyền tải sẽ rất dễ đi vào lòng khách hàng mà không cần giải thích dài dòng. Khách hàng họ cũng có công việc của mình, họ bận rộn và họ cũng thích những điều thực tế. Cho nên khi tiếp thị hãy để khách hàng hiểu rằng không cần phải có nhiều kiến thức hay kỹ năng để hiểu được những điều bạn đang nói.
Khi doanh nghiệp đưa ra một chiến lược tiếp thị mới thì sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Làm thế nào để tăng được doanh thu nhiều nhất? Dịch vụ nào khiến khách yêu thích nhất? Làm thế nào để khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ? Xu hướng khách hàng đang yêu thích là gì?... Và khi bạn tiếp thị Teleseminar thì mục đích cũng tương tự như vậy.
Một chiến dịch tiếp thị chỉ thành công khi thu hút được sự chú ý của khách hàng và đáp ứng được những điều mà khách hàng đang mong muốn. Những cách để bạn mở đầu tiếp thị hữu hiệu là những câu hỏi như: Kết quả kinh doanh của công ty khiến bạn cảm thấy thế nào? Bạn lo lắng khi con mình lái xe trên đường không?... Đây là mối quan tâm chung của rất nhiều các khách hàng, cho nên những câu hỏi này chính là cầu nối để bạn bước vào trái tim của họ. Những câu hỏi này tạo nên cảm xúc cho cuộc trò chuyện và họ sẽ chú ý đến bạn nhiều hơn. Khi bạn thu hút được sự chú ý của khách hàng từ ban đầu thì khách hàng sẽ tập trung hơn vào những gì bạn sắp nói.
Cam kết bằng lời hứa sẽ được thực hiện
Khi bạn bắt đầu Teleseminar bằng một câu hỏi thì hãy kết thúc nó bằng một hướng giải quyết. Ví dụ bạn bắt đầu bằng câu hỏi: Bạn đã quen với việc tham gia giao thông trên con đường đông đúc hay chưa? Thì phần kết thúc bạn nên đưa ra một lời hứa, một giải pháp cho khách hàng. Ví dụ: Nếu bạn cảm thấy không an toàn khi tham gia giao thông. Đừng lo lắng! Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các cách xử lý tình huống khi tham gia giao thông để bạn luôn an toàn.
Bắt lấy sự chú ý của khách hàng bằng những điều mà họ quan tâm nhất. Đây được xem là cách tốt nhất để mở đầu, và bạn cần phải giúp họ giải quyết được điều mà họ quan tâm nhanh chóng. Chính điều này sẽ khiến khách hàng tò mò hơn và khơi gợi hứng thú của khách hàng tiếp tục lắng nghe những điều mà bạn sẽ nói. Họ sẽ háo hức chờ đợi xem bạn sẽ đưa ra những giải pháp gì sau khi đưa ra câu hỏi, đưa ra lời hứa. Có một điều nghe không đúng lắm nhưng thực tế thì lại vô cùng chính xác, đó là khách hàng không trả tiền để mua những gì mà doanh nghiệp bán, họ chi tiền để mua những thứ doanh nghiệp có để phục vụ nhu cầu của họ.
Cho nên cách chinh phục khách hàng tốt nhất chính là đưa ra những điều mà khách hàng quan tâm để thu hút sự chú ý của họ. Sau đó cam kết với khách hàng bằng những lời hứa chắc chắn bạn sẽ thực hiện. Cuối cùng là giải quyết những vấn đề bạn đã đặt ra ở phần cuối của clip.
Teleseminar được phát minh ra không phải để doanh nghiệp sử dụng nó một lần duy nhất rồi bỏ đi. Teleseminar là công cụ có tác dụng vô tận để khách hàng khai thác nếu như biết tận dụng nó một cách chính xác và khoa học. Vì vậy, lời khuyên cho bạn chính là hãy xây dựng một chiến dịch sản xuất clip Teleseminar theo kỳ và thu hút khách hàng bằng đoạn trailer giới thiệu kỳ tiếp theo một cách hấp dẫn. Ở cuối mỗi clip Teleseminar doanh nghiệp nên dành ra một phần thời gian nhất định để quảng bá cho clip Teleseminar tiếp theo. Với hình thức úp mở về nội dung này khách hàng sẽ háo hức chờ đợi kỳ tới xem bạn sẽ đưa ra những vấn đề gì và giải quyết nó như thế nào.
Ví dụ bạn đang sản xuất clip Teleseminar về vấn đề giao thông, nội dung là kỹ thuật lái xe của các bạn trẻ hiện nay. Thì doanh nghiệp nên dành phần cuối clip để giới thiệu kỳ sau như: đón xem kỳ tới để biết cách đậu xe an toàn và thuận lợi trên con phố đông đúc. Bằng cách này Teleseminar của bạn sẽ cực kỳ hấp dẫn và khiến người xem chủ động tìm Teleseminar kỳ tới khi đến thời gian để xem chứ không cần bạn phải quảng bá thêm.
Nếu biết cách tận dụng thì Teleseminar sẽ mang lại hiệu quả vô cùng khả quan cho các doanh nghiệp. Nếu như bạn đang muốn tiếp thị một sản phẩm nào đó nhưng chưa có hình thức tiếp thị phù hợp thì nên sử dụng Teleseminar. Chắc chắn bạn sẽ thu được kết quả xứng đáng.