10 bước giúp bạn kinh doanh bán lẻ dễ dàng hơn
1. Lựa chọn cấu trúc pháp lý
2. Đặt tên cho doanh nghiệp
3. Bạn sẽ kinh doanh sản phẩm gì?
4. Viết kế hoạch kinh doanh
5. Tìm hiểu Luật kinh doanh
6. Tìm vị trí kinh doanh
7. Địa điểm nhập hàng
8. Đưa ra chính sách bán hàng
9. Tiếp thị cho doanh nghiệp
10. Đừng quên sử dụng công cụ hỗ trợ bán hàng
Có không ít người đã thành công khi kinh doanh bắt đầu từ một doanh nghiệp bán lẻ. So với những hình thức kinh doanh khác thì kinh doanh bán lẻ sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị cũng như thực hiện. Nhưng nếu bạn thực sự yêu thích kinh doanh và có đam mê thì bạn sẽ rất dễ dàng đưa ra những kế hoạch cụ thể để kinh doanh. Những kế hoạch này là công cụ để bạn biến ước mơ của bạn trở thành hiện thực. Vậy kinh doanh bán lẻ bắt đầu như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 10 bước để bạn bắt đầu kinh doanh bán lẻ dễ dàng hơn nhé!
1. Lựa chọn cấu trúc pháp lý
Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp pháp chính là điều đầu tiên bạn cần phải thực hiện khi muốn bắt đầu kinh doanh. Nếu như không tuân theo một cấu trúc pháp lý cụ thể nào thì mô hình kinh doanh của bạn rất dễ bị chệch hướng. Thậm chí là nó có khả năng sụt giảm bất cứ lúc nào. Càng khó khăn hơn trong việc khắc phục và sửa chữa những sai lầm. Không chỉ khó khăn trong quá trình khắc phục mà sẽ còn rất tốn kém nữa. Do đó, khi bắt đầu công việc kinh doanh thì bạn hãy đưa ra những quyết định chính xác rồi mới bắt tay vào công việc.
2. Đặt tên cho doanh nghiệp
Tên của doanh nghiệp là thứ sẽ đi theo bạn từ khi bắt đầu cho đến suốt cuộc đời, vì vậy nó cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với cả hiện tại và tương lai. Tên của doanh nghiệp được ví như bạn xây gạch trong góc tòa nhà. Nó chính là nền tảng để bạn xây dựng các cấu trúc còn lại vì đã có sẵn các mốc đặt ra. Nếu như bạn đặt viên gạch nhầm vị trí thì việc xây dựng tiếp theo sẽ mất rất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn. Và nó cũng thật khó khăn để sửa chữa. Rất có thể cả công trình sẽ bị tan vỡ chỉ vì một sai lầm.
Tên của doanh nghiệp nên lựa chọn những cái tên có ý nghĩa đặc biệt với bạn và với tất cả mọi người. Nó cũng có thể là một câu chuyện, một thông điệp mà doanh nghiệp của bạn muốn truyền tải đến người tiêu dùng. Tên doanh nghiệp mà không có ý nghĩa, ý nghĩa mập mờ, khó đọc, khó hiểu, khó phát âm thì chính là nguyên nhân khiến khách hàng rời bỏ bạn. Vì thế, tên doanh nghiệp cần có sự sáng tạo, nhưng cũng cần phải có sự cẩm thận. Hãy suy nghĩ thật kỹ, hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến của những người xung quanh, học hỏi cách đặt tên thông qua internet.
3. Bạn sẽ kinh doanh sản phẩm gì?
Lựa chọn sản phẩm để kinh doanh là điều rất khó khăn đối với nhiều người, nhất là những doanh nghiệp bán lẻ. Sản phẩm kinh doanh tất nhiên phải là những thứ mà thị trường đang có nhu cầu. Nhưng nên lựa chọn sản phẩm nào thích hợp nhất?
Tâm lý chung của khách hàng là luôn muốn nhận được nhiều hơn những giá trị mà họ có thể mua được. Ví dụ một cửa hàng pizza có khuyến mãi “mua 2 tặng 1” thì dù là người đang ăn kiêng, người có kinh tế không dư dả cũng muốn ăn. Điều này không đại biểu rằng khách hàng tham lam, mà nó là tâm lý chung của khách hàng. Họ luôn muốn nhận được nhiều hơn, dù đôi lúc họ chẳng cần dùng đến. Nếu họ nhận được thêm các giá trị thì họ sẽ có cảm giác mình được lợi, mình khôn ngoan và lúc này họ sẽ vui vẻ hơn.
Càng hiện đại thì con người càng hiểu biết và thông minh hơn, họ cũng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm thay vì số lượng như trước đây. Bất cứ khi nào mua một sản phẩm nào đó khách hàng luôn muốn nhận được nhiều hơn những gì mình có thể có. Nếu như bỏ 1 để mua 1 thì khách hàng sẽ cảm thấy rất mất mát và giống như bản thân bị thua thiệt.
Khi quyết định mua một sản phẩm hay sử dụng dịch vụ nào đó thì chi phí chính là vân đề mà khách hàng quan tâm đầu tiên. Nhiều người nói rằng mua lẻ không phải là một người khôn ngoan. Người biết mua sắm là người mua sỉ, họ bỏ ra ít tiền hơn nhưng lại nhận được nhiều sản phẩm hơn. Đây chính là lý do các doanh nghiệp đua nhau đưa ra những chiến dịch giảm giá để thu hút khách hàng. Bởi họ biết khách hàng bận tâm đến giá cả, nhưng khi họ cảm thấy bản thân mình được lời thì họ sẽ không ngại ngần chi tiền.
Có một điều nữa bạn cần phải quan tâm đó là sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn có an toàn không? Có hạn chế được rủi ro so với các doanh nghiệp khác không? Bạn cũng như vậy. Bạn sẵn sàng đầu tư một khoản tiền lớn cho một doanh nghiệp có rủi ro cao không? Dù doanh nghiệp xin đầu tư có ý tưởng kinh doanh tốt nhưng lại mới thành lập và chưa có thành tích nào, thì câu trả lời chắc chắn là không. Vậy khách hàng của bạn cũng tương tự như thế. Họ chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào đó mà họ cảm thấy an toàn.
4. Viết kế hoạch kinh doanh
Khi bắt đầu kinh doanh thì bạn cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch đó có thể được viết ở bất cứ đâu, dụng cụ nào, chính thức hay không chính thức. Nó chính là phương hướng giúp bạn kinh doanh thành công. Kế hoạch kinh doanh là một phần cực kỳ quan trọng của doanh nghiệp bán lẻ. Do vậy, để quá trình kinh doanh của bạn đi đúng hướng và tiến nhanh tới đích thì kế hoạch kinh doanh không thể thiếu được. Nó giống như kim chỉ nam để việc kinh doanh của bạn không bị chệch hướng dù gặp bất cứ cản trở nào.
5. Tìm hiểu Luật kinh doanh
Hiểu về Luật kinhd oanh cũng là điều rất quan trọng để bắt đầu kinh doanh bán lẻ. Bạn cần phải hiểu về giấy phép của doanh nghiệp, về những điều được phép và không được phép. Bạn cũng cần phải biết khi có sự cố xảy ra thì bạn sẽ liên hệ với cơ quan nào để giải quyết.
Đối với kinh doanh bán lẻ thì bạn cần nắm được những luật liên quan đến kinh doanh bán lẻ. Nếu có thể hãy tham khảo ý kiến của luật sư, và tham khảo thêm ý kiến của kế toán. Đây là 2 người sẽ giúp bạn tổ chức kinh doanh tốt hơn. Nếu như doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp lớn thì bạn có thể thuê luật sư tư vấn riêng. Nhưng để giám sát được công việc của luật sư thì bạn cũng cần phải có sự hiểu biết về luật pháp. Nếu không thì sẽ có một số rủi ro đang chờ bạn đấy.
6. Tìm vị trí kinh doanh
Bạn sẽ mở cửa hàng ở đâu? Tại địa điểm nào? Vị trí kinh doanh có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Vị trí đúng hoặc sai cũng sẽ tương đồng với việc kinh doanh thành công hay thất bại. Bạn cần phải nhớ rằng, cửa hàng kinh doanh của bạn nên nằm ở vị trí thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Có nghĩa là phải nằm ở những nơi có đông dân cư, đông người qua lại, thuận tiện giao thông. Tốt nhất là cửa hàng rộng rãi và có thêm nơi để xe cho khách hàng. Ví dụ bạn mở một cửa hàng bán đồ ăn nhanh thì vị trí hợp lý nhất là gần trường học, văn phòng và những nơi có nhiều người trẻ sinh sống và làm việc. Bạn kinh doanh mà lại chọn địa điểm ở những nơi vắng vẻ, đường xá không thuận lợi thì sẽ chẳng có khách hàng đến với bạn đâu. Và tất nhiên bạn sẽ phải “dẹp tiệm” sớm thôi.
7. Địa điểm nhập hàng
Điều thành công nhất của một doanh nghiệp bán lẻ đó là đưa ra được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Tiếp theo là sản phẩm đó phải chất lượng, giá cả phải hợp lý và sản phẩm xuất hiện đúng thời điểm. Do đó, doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc rất lớn và nguồn hàng mà bạn kinhh doanh.
Nó cũng quan trọng giống như việc bạn lựa chọn kinh doanh sản phẩm gì. Khi quyết định sản phẩm mình sẽ bán thì bạn cần phải tìm hiểu địa điểm nhập hàng về bán. Địa điểm nào bạn sẽ nhập được nguồn hàng tốt và giá rẻ? Nói thì không có gì phức tạp nhưng khi thực hiện thì đây lại là vấn đề cực kỳ đau đầu và khó khăn. Nó đòi hỏi bạn cần phải hiểu biết về sản phẩm, đòi hỏi bạn phải có sự nhanh nhạy. Bạn sẽ khó tham khảo được ý kiến của người khác trong trường hợp này. Bởi vì đối thủ của bạn sẽ chẳng dại gì chia sẻ thông tin cho bạn. Tất cả đều phụ thuộc vào sự hiểu biết của chính bạn.
8. Đưa ra chính sách bán hàng
Vào giai đoạn lập kế hoạch kinh doanh thì bạn cần phải thiết lập thêm những chính sách cũng như thủ tục cho doanh nghiệp. Muốn đưa ra được chính sách thì bạn cần phải dự đoán được những vấn đề có khả năng xảy ra với doanh nghiệp của bạn. Sau đó bạn đưa ra phương hướng giải quyết cho từng trường hợp một. Những điều này có ích rất lớn trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ giúp bạn hạn chế những sai làm khi kinh doanh, giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, công việc suôn sẻ. Và quan trọng nhất là không gây mâu thuẫn với khách hàng. Có chính sách riêng bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để giải quyết các công việc khác.
9. Tiếp thị cho doanh nghiệp
Dù là một cửa hàng bán lẻ thì chiến dịch quảng bá cũng là điều cực kỳ quan trọng. Theo đó thì bạn sẽ xây dựng các kế hoạch bán lẻ, đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho cửa hàng. Những điều này bạn có thể làm bất cứ lúc nào chứ không nhất định phải chờ cửa hàng khai trương xong mới bắt tay vào làm. Bạn nên quảng cáo doanh nghiệp của bạn trước để nó trở nên thân quen hơn với khách hàng. Hãy tìm hiểu kỹ các phương tiện truyền thông, các kênh quảng cáo, cách sử dụng các công cụ này và những lợi ích khi sử dụng. Nó sẽ giúp doanh thu của doanh nghiệp bạn tăng một cách ổn định.
10. Đừng quên sử dụng công cụ hỗ trợ bán hàng
Để việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm thiết kế sinh ra để phục vụ các doanh nghiệp. Những phần mềm này được sử dụng trong các cửa hàng kinh doanh bán lẻ. Nó có rất nhiều các tính năng hữu ích giúp việc kinh doanh của bạn trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Những tính năng của phần mềm quản lý bán hàng rất đa dạng, có thể nói là đầy đủ, bao gồm chức năng quản lý kho, quản lý đơn hàng, thông tin khách hàng, báo cáo doanh thu, báo cáo công nợ,… Áp dụng phần mềm quản lý bán hàng việc kinh doanh của bạn sẽ nhàn nhã hơn. Không chỉ vậy nó còn tiết kiệm được thời gian, chi phí và giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.