1. Hành động càng nhanh càng tốt
2. Đừng bán cho những khách hàng không có ý định mua
3. Biết cách tận dụng thời gian của khách hàng tiềm năng
4. Xác định đúng đối tượng khách hàng
5. Lên kế hoạch trước cho tương lai
6. Cá nhân hóa kinh doanh
7. Xây dựng các chiến lược truyền thông xã hội
8. Sử dụng công nghệ làm đòn bẩy
9. Cập nhật website thật mới mẻ
10. Nên đầu tư nguồn lực ở đâu?
Nghe thì có vẻ không khả thi và dường như mơ hồ, tuy nhiên đó lại là sự thật và hiện na có rất nhiều người đã áp dụng thành công trong kinh doanh, vậy câu nói đó là gì và tại sao lại có sức mạnh gia tăng doanh số đáng kể như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua câu chuyện dưới đây
Ở một con phố trên tuyến đường sầm uất, nơi các bạn trẻ hay lui tới để thưởng thức món trà sữa yêu thích của mình. Trên con đường này có rất nhiều cửa hàng trà sữa mọc lên nhằm phục vụ những khách hàng tiềm năng này, tuy nhiên có 2 cửa hàng lại nổi trội nhất trong cả tuyến đường, cả về độ ngon, quy mô cửa hàng, vị trí đắc địa và cách phục vụ. 2 cửa hàng này nằm đối diện nhau và luôn đông kín khách. Nhìn bên ngoài, mọi người có thể ước lượng được rằng khách hàng dường như được chia đều cho cả 2 quán. Tuy nhiên, khi được tiết lộ, cửa hàng A lại có doanh thu vượt trội so với cửa hàng B. Tất cả chỉ vì 1 câu nói của nhân viên bán hàng
Khi khách bước vào cửa hàng để mua 1 ly trà sữa, cửa hàng B phục vụ rất nhanh chóng và niềm nở, chất lượng ở đây cũng không tồi, khá ngon và đa dạng lựa chọn. Người bán hàng hỏi khách hàng rằng: “Anh/Chị có muốn thêm topping không?” Với những dạng câu hỏi Yes or No như thế này, đa phần khách hàng sẽ chọn có hoặc không. Tức là cơ hội bán thêm topping cho 1 ly trà sữa sẽ là 50/50
Tuy nhiên với cửa hàng A thì lại khác, khi khách hàng bước vào, cũng những câu chào hỏi quen thuộc, nhưng sau đó lại là một gợi ý mà khó khách hàng nào có thể chối từ, “Anh/Chị có muốn thêm thạch, trân châu hay pudding ạ?” Chỉ thay đổi cách hỏi khách hàng chút thôi nhưng lại nhanh chóng làm thay đổi hành vi mua hàng của khách hàng. Khi nhận được câu hỏi này, khách hàng được biết rằng ở đây có 3 loại topping kèm theo trà sữa đó là trân châu, thạch và pudding. Và câu hỏi này không được hỏi để gợi ý cho khách hàng từ chối là không. Bởi nó dường như muốn khách hàng nên lựa chọn 1 trong 3 topping đó. Khi order món, khách hàng sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định cảm tính nhất, do đó dựa vào câu hỏi mà thường chọn 1 trong 3 loại trên hoặc cả 3 nếu thích. Tỷ lệ khách không chọn bất cứ topping nào cũng giảm đi đáng kể. Và cứ như vậy, cửa hàng A ngày càng nhận được nhiều doanh thu hơn mặc dù lượng khách cũng tương đương cửa hàng B. Và dần dần tạo nên thói quen cho khách hàng
Trong trường hợp này, các nhà tâm lý học trong kinh tế giải thích hiện tượng trên chính là “Hiệu ứng thả neo”. Khi khách hàng được hỏi câu hỏi bất ngờ và phải trả lời nhanh chóng thì câu trả lời sẽ bị ảnh hưởng hoặc tác động từ chính thông điệp mà người hỏi đưa ra
Ở cửa hàng B, chiếc neo mà cửa hàng B muốn hướng tới chính là muốn khách hàng chọn lựa giữa Có hoặc Không. Tuy nhiên chiếc neo mà cửa hàng A áp dụng lại là Trân châu, Thạch, Pudding. Vậy nếu cửa hang B có phần lớn khách hàng nói Không thì cửa hàng lại không như vậy, thậm chí có khách lại chọn đến cả 3 loại topping này. Như vậy bạn có thể thấy rằng chỉ cần chúng ta khéo léo một chút trong việc đặt vấn đề với khách hàng thì chúng ta có thể sẽ thuyết phục được họ mua nhiều hàng hơn theo ý muốn của mình và đó cũng là cách hiện nay các ngành tiêu dùng nhanh đang áp dụng rất thành công
Đó chính là minh chứng rõ nét nhất của sức mạnh lời nói. Chỉ với sự khéo léo, am hiểu tâm lý mua hàng cả khách hàng là bạn có thể thúc đẩy doanh số dễ dàng và nhanh chóng mà không mất thêm bất cứ một khoản phí nào. Phương pháp này cũng có tác dụng trong việc thúc đẩy, lôi kéo khách hàng mua những loại sản phẩm có lợi nhuận cao, thúc đẩy những mặt hàng tồn
Vậy nên nếu khách hàng dừng lại trước xe bánh mì của bạn. Đừng nên hỏi rằng “Anh/Chị có muốn mua bánh mì không ạ?” Đừng cho khách hàng có cơ hội lưỡng lự, suy nghĩ và thay đổi quyết định. Hãy nhanh chóng đổi câu hỏi rằng: “Anh/Chị muốn mua bánh mì chả cá, thịt nướng hay bánh mì thập cẩm ạ”
Khi khách hàng ngồi quá lâu trong cửa hàng cafe và bạn thấy họ đã dùng hết nước đã order từ trước. Bạn hãy đến và tiếp cận khách hàng. Thay vì hỏi một câu đơn giản rằng: Anh có muốn dùng thêm nước uống gì nữa không ạ? Hãy chuyển chúng thành một câu hỏi thông minh và bán được hàng hơn “Bên em có phục vụ suất ăn trưa kèm nước uống và thuốc lá, anh có cần gì không ạ? Sự lồng ghép này khiến khách hàng gợi mở được nhiều lựa chọn mà họ không ngờ tới và có thể họ sẽ cần ngay sau khi bạn gợi ý, bởi chẳng ai vừa uống nước xong lại muốn gọi thêm nước uống cả. Chúng rất đơn giản nhưng lại khiến khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm của bạn dễ dàng hơn bạn tưởng. Và sự thay đổi nhỏ này chính là bí quyết gia tăng doanh số vượt trội. Nếu bạn không tin, hãy thử và trải nghiệm nhé.
Bật mí bí kíp giúp bán được nhiều hàng hơn
Môi người đều có một quỹ thời gian nhất định, dù là người bán, người mua hay là người tiếp thị, người quản lý. Đối với một người kinh doanh thì không có quá nhiều thời gian thừa thãi thời gian lãng phí. Sẽ không có một nhà kinh doanh nào lãng phí thời gian vào một kế hoạch, một chiến dịch không thể đem lại kết quả tốt cho doanh nghiệp.
Nội dung bài viết này sẽ chỉ ra một vài mẹo đơn giản giúp bạn kết hợp vào thói quen hàng ngày của mình. Đây là cách giúp bạn bán được nhiều hàng hơn trong một khoảng thời gian ngắn.
1. Hành động càng nhanh càng tốt
Nếu như bạn tiếp cận được với khách hàng càng sớm thì khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng sẽ dễ dàng hơn. Sự tập trung của khách hàng dành cho một doanh nghiệp đã trở nên ngắn ngủi vì thế bạn cần phải hành động nhanh chóng. Bạn nên đánh giá mức độ tham gia của các khách hàng và xem xét xem hành động của họ có thể đi xa đến mức nào. Khách hàng của bạn là những người chỉ đăng ký để biết thêm thông tin? Hay họ là những người khách hàng triển vọng có khả năng mua sản phẩm của bạn?
Bạn cần phải tìm hiểu nếu được nguyên nhân tại sao sao khách hàng lại tương tác với bạn? Họ tương tác với bạn như thế nào? Nếu bạn thực hiện các cuộc gọi cho khách hàng hãy đặt nội dung cuộc gọi đó trong một ngữ cảnh nhất định. Nếu như cuộc gọi đầu tiên được tiến hành kịp thời, thì chắc chắn ăn bạn sẽ có một cuộc nói chuyện ý nghĩa với khách hàng.
2. Đừng bán cho những khách hàng không có ý định mua
Khi bạn tiếp cận với khách hàng hãy tiếp cận với những người đã sẵn sàng. Bạn cần biết rằng vị khách hàng nào đã sẵn sàng mua sản phẩm dịch vụ, còn khách hàng nào chị đang tham khảo dạo chơi. Nếu như bạn cảm thấy khi họ chỉ đang tham khảo, không có ý định mua bất cứ sản phẩm dịch vụ gì, thì nên chuyển họ vào danh sách khách hàng tiếp thị. Còn nếu như bạn cảm thấy khách hàng thật sự quan tâm đến sản phẩm thì hãy tiếp cận với họ.
3. Biết cách tận dụng thời gian của khách hàng tiềm năng
Bạn vẫn nghĩ rằng thực hiện các cuộc gọi cho khách hàng của mình sau 6 giờ chiều hoặc trước 10 giờ sáng là không lịch sự? Nhưng sự thật là trong thế giới kinh doanh thì không có một giới hạn nghiêm ngặt nào cả. Khi bạn tiếp xúc với khách hàng tiềm năng của mình, bạn trò chuyện với họ. Bạn sẽ biết rằng họ có rảnh rỗi hay không? Tâm trạng họ có tốt để thực hiện một cuộc trò chuyện hay không?
Vì vậy hãy lên lịch trình cho các cuộc gọi của bạn, làm thế nào để thuận tiện nhất cho các khách hàng. Nếu bạn làm được điều này các khách hàng sẽ đánh giá rất cao bạn. Và bạn đã thu hút được sự chú ý của họ, họ sẽ lắng nghe bạn, tin tưởng bạn.
4. Xác định đúng đối tượng khách hàng
Không phải ai chia sẻ thông tin liên lạc cho bạn cũng là khách hàng tiềm năng của bạn. Trước khi thả mồi câu bạn cần phải cẩn thận. Đừng vội vàng nhảy vào bất cứ cơ hội bán hàng nào. Rất có thể bạn đang lãng phí nguồn lực thời gian và chi phí. Trước khi tham gia một cuộc bán hàng bạn cần phải trả lời được những câu hỏi sau đây:
- Khách hàng có đủ tiền để mua sản phẩm của bạn không?
- Họ có phải là người đưa ra quyết định cuối cùng mua sản phẩm không?
- Khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn để giải quyết vấn đề của họ không?
- Thời gian mong muốn sở hữu sản phẩm của họ là lúc nào?
Khi bạn trả lời được những câu hỏi này thì cũng có nghĩa bạn đã xác định được họ có phải là khách hàng tiềm năng của bạn không. Khi trò chuyện với vợ bạn cũng cần phải lưu tâm xem tâm trạng của họ có quyết định đến việc mua sản phẩm hay không. Phương pháp này sẽ giúp bạn biết được vị khách hàng đó có đánh theo đuổi ngay từ ban đầu không.
5. Lên kế hoạch trước cho tương lai
Bất cứ giao dịch nào thì cũng cần phải được theo đuổi từ ban đầu. Theo đuổi là một thói quen của bạn vậy bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch trước cho điều này. Thật tồi tệ nếu như mỗi buổi sáng thức dậy bạn mới bắt đầu nghĩ xem ngày hôm nay bạn sẽ gọi điện cho ai trong cuộc trò chuyện bạn sẽ nói những gì. Khi bạn lên kế hoạch trước thì bạn sẽ biết các công việc một ngày mới của mình như thế nào. Bạn không cần phải đau đầu lựa chọn các số điện thoại tìm hiểu các thông tin. Khi bạn thực hiện các cuộc gọi của mình thì cũng đừng quên viết một ghi chú ngắn gọn về nội dung của cuộc gọi đó. Như vậy bạn mới biết được mình đã trao đổi điều gì để tránh khỏi việc lặp lại và tập trung vào những nội dung cụ thể.
6. Cá nhân hóa kinh doanh
Trong kinh doanh sẽ thật tốt nếu như bạn tạo ra được các kết nối cá nhân với khách hàng. Bạn hiểu khách hàng bạn biết về tình trạng của họ thì bạn sẽ biết được có nên trò chuyện vào thời điểm đó hay không.
Ví dụ như khách hàng mới kết hôn, khách hàng mới sinh em bé, khách hàng mới chuyển nhà,... Bạn nên nói về những vấn đề của khách hàng trước khi nói về việc kinh doanh. Sự tương tác ban đầu là vô cùng cần thiết nó không cần phải trang trọng không cần phải chuyên nghiệp. Điều nó cần làm là phá vỡ rào cản để cuộc trò chuyện được thuận lợi hơn.
7. Xây dựng các chiến lược truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội được đánh giá là công cụ marketing hiệu quả nhất trong thời điểm hiện tại. Đây là lý do tại sao doanh nghiệp của bạn không nên phát triển tách biệt với truyền thông xã hội. Hãy nghiên cứu và lên một chiến lược truyền thông xã hội thật cẩn thận và đầy đủ. Sau đó tiến hành nó một cách có hiệu quả.
8. Sử dụng công nghệ làm đòn bẩy
Công nghệ chính là một chiếc đòn bẩy để các doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh. Những ứng dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại như máy tính, điện thoại, máy tính bảng,... nên được áp dụng vào trong việc kinh doanh của bạn. Nó sẽ giúp việc quản lý kinh doanh hiệu quả hơn và khách hàng cũng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời hơn khi đến với doanh nghiệp. Bạn cũng đừng quên rằng công nghệ thì luôn đổi mới, vì thế bạn cần phải cập nhật liên tục các công nghệ nếu như không muốn tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh.
9. Cập nhật website thật mới mẻ
Hiện nay có không ít các website mới được thiết kế thế nhưng lại có vẻ rất cũ kỹ nhưng được thiết kế từ 20 năm trước. Đây là lý do tại sao các doanh nghiệp này không thể thành công khi kinh doanh online. Kinh doanh online có nghĩa là các khách hàng dễ nhìn thấy bạn thông qua internet. Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, nếu như website quá cũ, không được tích hợp những ứng dụng mới thì chắc chắn rằng khách hàng sẽ sẽ không bao giờ truy cập. Các đối thủ cạnh tranh của bạn luôn luôn biết cách thu hút khách hàng của bạn bạn bằng những website mới mẻ hơn, hiện đại hơn. Chính vì thế bạn hãy kiểm tra lại website của mình, cập nhật nó khiến nó trở nên mới mẻ và hoạt động hiệu quả. Bạn cũng nên đầu tư để phát triển phiên bản website trên điện thoại di động. Bởi hiện nay hầu hết các khách hàng đều mua sắm thông qua di động.
10. Nên đầu tư nguồn lực ở đâu?
Khi kinh doanh thì bạn nên ngồi lại và suy nghĩ ai là người quan trọng nhất với bạn trong quá trình kinh doanh? Là khách hàng hiện tại hay là khách hàng tiềm năng? Là nhân viên công ty hay những người quản lý? Bạn cũng nên suy nghĩ về nơi mà bạn sẽ đầu tư nguồn lực để phát triển việc kinh doanh. Nơi nào sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian tiền bạc và công sức? Khi lên kế hoạch bạn cũng nên đề ra mục tiêu và nhắm mục tiêu vào những người chủ chốt. Đây là điều có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp.