Gọi lại
cho tôi

Hướng dẫn bí quyết tìm kiếm thông tin đối thủ cạnh tranh với bạn trong kinh doanh, hiểu người hiểu ta trăm trận trăm thắng mà phải không nè

 

MỤC LỤC

1. Đọc các báo địa phương
2. Khai thác các nhà cung cấp của bạn
3. Đến các triển lãm thương mại
4. Đi tham quan nhà máy
5. Đóng vai khách hàng bí ẩn
6. Đọc các tài liệu công khai
7. Tìm hiểu đối thủ qua các mạng xã hội


Bạn đang kinh doanh? Bạn rất muốn biết đối thủ cạnh tranh của mình đang nghĩ gì? Làm gì? Bạn tò mò cách đối thủ của mình nắm giữ thị trường? Nếu bạn biết được đối thủ cạnh tranh của mình đang làm gì? Họ có kế hoạch thế nào? Sản phẩm mới ra sao? Thậm chí là những khó khăn mà họ đang gặp phải thì bạn sẽ nắm được lợi thế rất lớn trong việc kinh doanh.
Bạn nghĩ rằng cần phải thuê thám tử hoặc hacker để có được những thông tin về đối thủ cạnh tranh? Điều này là không cần thiết. Bạn hoàn toàn có thể dùng những cách hợp pháp để thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh của mình. Dưới đây chính là những phương pháp thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh của bạn bằng kỹ thuật khai thác thông tin có sẵn trên mạng và các phương tiện truyền thông.


1. Đọc các báo địa phương
Khi kinh doanh bạn nên đặt mua báo ngày hoặc báo tuần tại địa phương có trụ sở đối thủ của mình. Có thể bạn không tin nhưng những thông tin mà bạn có được trên báo về đối thủ của mình sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy. Đối thủ của bạn vẫn luôn nghĩ rằng những gì họ nói ra chỉ là đang truyền tải thông tin đến các độc giả tại địa phương của mình mà thôi. 
Người đứng đầu tập đoàn Sharp Market Intelligence có trụ sở tại Los Angeles - Seena Sharp đã nói rằng: “Tôi không thể nào kể hết được những thông tin về đối thủ mà tôi đã thu thập được qua các tờ báo địa phương. Tôi có thể nắm được những thông tin về nhân viên, về hàng tồn kho, về nhà máy mới và những kế hoạch sắp tới của đối thủ qua các bài báo.”
Sharp đã biết được rằng đối thủ của mình bị cháy nhà máy, vụ cháy này đã ảnh hưởng như thế nào đến đối thủ, nhà máy mới họ xây dựng ở đâu, tiến độ như thế nào và kế hoạch marketing cho năm sau của đối thủ ra sao. Từ đó, Sharp đã xây dựng cho mình một kế hoạch marketing để vượt lên đối thủ và phản công lại những cố gắng của họ. Từ đó Sharp đã có thêm được rất nhiều thị phần.

2. Khai thác các nhà cung cấp của bạn
Các nhà phân phối, nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ vẫn luôn liên lạc với khách hàng của mình để tạo ra được mối liên kết chắc chắn trong kinh doanh. Bạn có quan hệ tốt với các nhà cung cấp sản phẩm của mình thì nên nói chuyện phiếm nhiều với họ. Trong những câu chuyện đó bạn có thể khơi gợi để họ nói về đối thủ cạnh tranh của mình. Bạn nên lưu ý là không ép hỏi vì sẽ khiến đối phương thấy khó chịu và không cung cấp thông tin. Hãy tìm cách giữ cho buổi nói chuyện trở nên bình thường nhất.
3. Đến các triển lãm thương mại
Nếu đối thủ cạnh của bạn có tổ chức sự kiện, triển lãm thì bạn đừng quên tham gia những sự kiện này. Trong sự kiện chắc chắn các nhân viên sẽ tiết lộ rất nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Hãy đến gần các gian hàng của đối thủ và nghe trộm những điều mà họ nói với nhau về khách hàng của mình. Nếu bạn nghĩ đối thủ sẽ nhận ra mình, hãy cử một nhân viên của mình đến đó.
4. Đi tham quan nhà máy
Nếu đối thủ cạnh tranh của bạn là một nhà máy sản xuất hãy xem nhà máy của bạn có tour tham quan nhà máy hay không. Nếu có hãy đăng ký ngay. Các hướng dẫn viên luôn luôn có thói quen nói về những sản phẩm mới của họ và cả những nhân sự mới cũng như kế hoạch mở rộng của họ.
5. Đóng vai khách hàng bí ẩn
Người đứng đầu công ty nghiên cứu cạnh tranh Cascade Insights - Sean Campbell đã khuyên rằng: Tham quan cửa hàng của đối thủ cạnh tranh cũng là cách rất hay để thu thập thông tin. Hãy đi đến cửa hàng và quan sát các nhân viên của đối thủ, xem nhân viên của họ có nhiệt tình không, có hiểu biết về sản phẩm không, cửa hàng có gọn gàng sạch sẽ không, các kệ hàng có đủ không và điện thoại cửa hàng có luôn được trực không. Bạn cũng nên gọi điện đến số điện thoại của cửa hàng để đặt hàng để xem dịch vụ khách hàng của đối thủ như thế nào.
6. Đọc các tài liệu công khai
Nếu như đối thủ cạnh tranh của bạn có kế hoạch mở rộng công ty hoặc ra mắt sản phẩm mới họ sẽ phải nộp báo cáo cho ủy ban kế hoạch địa phương. Hãy kiểm tra những cơ quan nhà nước để tìm hiểu xem đối thủ của bạn có trục trặc gì về thuế, hồ sơ hay thế chấp hay không,… bạn sẽ tìm được những thông tin bất ngờ đấy.
Trên đây chính là 6 cách đơn giản để hiểu mười mươi về đối thủ cạnh tranh của mình. Khi kinh doanh thì việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của mình là rất cần thiết để có những kế hoạch đối phó cũng như phản công lại. Bạn tập trung phát triển việc kinh doanh của mình nhưng nếu hiểu về đối thủ cạnh tranh thì bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, đừng vội có suy nghĩ đánh bại đối thủ của mình, bởi đôi khi nó sẽ khiến bạn thất bại trước đấy. Hiểu để phát triển chính là cách hiệu quả nhất.

7. Tìm hiểu đối thủ qua các mạng xã hội



- Tra cứu thông tin đối thủ trên công cụ Google
Có rất nhiều các thông tin được các doanh nghiệp đưa lên website dưới dạng ẩn, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tìm được những nội dung này thông qua google bằng cách thay đổi đuôi của file dưới dạng: “filetype:doc site:CompanyName”. Nhà phân tích thông tin cao cấp của Ernst & Young tại McLean, bang Virginia - August Jackson đã bật mí cách tìm kiếm thông tin hữu ích này. Theo đó khi thay đổi định dạng của tập tin thành đuôi .pdf, .xls, .ppt thì bạn sẽ tìm được rất nhiều dữ liệu có ích như các tập dữ liệu hay các bài thuyết trình. Rất nhiều các doanh nghiệp đã đưa thông tin này lên website dưới dạng ẩn. Họ không nghĩ rằng khi họ không công khai link thì sẽ không ai có thể tìm được nó. Thêm một cách tìm kiếm dữ liệu cho bạn nữa là bạn hãy xem mã nguồn của trang web để tìm thẻ meta hoặc tìm kiếm theo từ khóa.
- Tìm hiểu đối thủ thông qua mạng xã hội LinkedIn
Bạn nên tạo một tài khoản Linkedin để đăng ký theo dõi công ty của đối thủ cạnh tranh, khi đăng ký theo dõi bạn sẽ nhận được thông báo mỗi khi công ty đăng bài lên Linkedin. Bằng cách này bạn sẽ không bỏ lỡ bất cứ thông tin mới nào. Bạn cũng có thể tìm kiếm công ty đối thủ trên LinkedI để tìm kiếm các nhân viên và những điều mà nhân viên nói về công ty của họ. Nếu bạn lo lắng công ty đối thủ sẽ nhận ra mình thì hãy tạo một tài khoản ảo hoặc nhờ người theo dõi trang LinkedI đối thủ giúp mình.
- Khám phá đối thủ qua mxh Twitter và Facebook
Nếu như đối thủ của bạn sử dụng Twitter hoặc Facebook thì bạn nên theo dõi tất cả các trang mạng xã hội này để biết được những thông tin mới nhất của đối thủ và những cuộc trò chuyện giữa họ với nhau và giữa họ với khách hàng của mình. Chủ tịch True Talent Management tại Beverly Hills, bang California – đại diện bản quyền âm nhạc Jennifer Yeko bật mí rằng cô đã có được thông tin của đối thủ nhờ theo dõi các bài viết của bạn bè trên facebook. Từ bài viết của bạn bè cô đã có được thông tin đối thủ của cô sẽ ký hợp đồng mới với ai và tỷ lệ bản quyền của họ.
Trên các trang mạng xã hội hiện nay rất thuận tiện để theo dõi thông tin vì có các hastag, bạn chỉ cần click vào những hastag cần tìm kiếm là mọi thông tin sẽ hiện ra. Khi đối thủ của bạn đăng những cập nhật mới hãy tham gia thảo luận ở những post này, rất nhiều người đã thành công tìm kiếm được thông tin cần thiết nhờ việc này.
- Hãy chú ý xem đối thủ tuyển dụng như nào?
Bạn nghĩ rằng những thông tin tuyển dụng không đem đến dữ liệu nào? Bạn nhầm rồi. Trang tuyển dụng của một công ty chính là nguồn thông tin hữu ích nhất, nó là nơi tập trung những danh sách từ rất nhiều cổng thông tin khác nhau. Khi biết được đối thủ cạnh tranh của mình đang muốn tuyển những vị trí nào thì bạn sẽ biết được những sáng kiến cũng như sự kiện mới của đối thủ.
Campbell của Cascade Insights cho biết: “Một khách hàng của công ty chúng tôi muốn biết những nhà mạng không dây nào bán điện thoại Android tại Mỹ. Rất đơn giản, chúng tôi  chỉ cần tìm hiểu thông tin tuyển dụng xem nhà mạng nào đang tuyển nhân viên có kinh nghiệm Android là có thể biết được.”
- Hãy xem có đối thủ nào dùng công cụ Quora không?
Quora là một cơ sở dữ liệu cực kỳ lớn chứa những câu hỏi cạnh tranh về mọi chủ đề liên quan đến tương lai của các công ty. Những công ty kinh doanh lĩnh vực kỹ thuật hay đầu tư rất thường xuyên sử dụng cơ sở dữ liệu này. Các nhân viên công ty sẽ dùng danh tính thật của mình để trả lời các câu hỏi có trên Quora.
- Kiểm tra Slideshare
Slideshare ngày càng trở nên phổ biến và thông dụng với tất cả các doanh nghiệp. Có rất nhiều các công ty sử dụng Slideshare để thuyết trình mà quên xóa sau khi xong. Bạn hãy tìm kiếm và biết đâu bạn sẽ bắt gặp một bài thuyết trình của đối thủ cạnh tranh với nhà đầu tư của mình. Trong đó bạn sẽ nắm được rất nhiều thông tin hữu ích như thông tin về dự án mới, tài chính hay những dự báo trong tương lai.
Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý khi tìm kiếm thông tin cần phải xem xét thật kỹ nguồn tin. Có nhiều công ty đối thủ muốn tung hỏa mù nên đưa ra những thông tin sai sự thật hoặc thông tin nửa thật nửa giả. Nếu bạn không tìm hiểu mà tin hết vào những dữ liệu mình tìm kiếm được thì sẽ rất nguy hiểm. Do đó, chọn lọc thông tin cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng.
Để tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của mình thì bạn cần bỏ ra nhiều thời gian và công sức, có đôi khi bạn tìm kiếm cũng không có thông tin nào giá trị. Nhưng ngược lại nếu bạn tìm được một thông tin thú vị nào đó thì sẽ có ích rất lớn trong việc phát triển doanh nghiệp của mình. Trong kinh doanh hiểu mình, hiểu người sẽ dễ thành công hơn!


Muốn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thì đừng bỏ qua 5 công cụ này

Trong kinh doanh thì việc nghiên cứu đối thủ đóng vai trò rất quan trọng để lên kế hoạch kinh doanh phát triển doanh nghiệp. Hiểu rõ về đối thủ là cũng là một cách để thành công khi kinh doanh. Bạn là chủ một doanh nghiệp thì bên cạnh việc chú tâm xây dựng, phát triển doanh nghiệp của mình, bạn cũng cần có sự nghiên cứu và quan sát các đối thủ của mình. Có như vậy thì những chiến lược của bạn mới đúng đắn được. Dưới đây chính là 5 công cụ giúp bạn nghiên cứu đối thủ của mình nhanh chóng và chính xác nhất.
Trước hết để sử dụng các công cụ này để nghiên cứu đối thủ thì bạn cần phải lựa chọn 10 từ khóa trong ngành nghề mà bạn hoạt động. Sau đó bạn dùng Google Search box để tìm ra 5 đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình để tìm hiểu từng đối thủ một. Từ khóa càng chính xác thì bạn sẽ tìm ra được đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Từ đó việc nghiên cứu của bạn sẽ chính xác và đúng hướng hơn.
Khi đã có được danh sách đối thủ cạnh tranh thì việc tiếp theo của bạn chính là tiến hành nghiên cứu từng đối thủ bằng cách truy cập vào website của họ. Theo đó thì bạn sẽ biết được những thông tin cơ bản về đối thủ, gồm có: các sản phẩm đối thủ đang kinh doanh, cách họ mô tả về sản phẩm, giá cả của từng sản phẩm, các chính sách cho khách hàng, phương thức hoạt động của doanh nghiệp,… Khi đã có trong tay những thông tin này thì bạn sẽ sử dụng 5 công cụ sau đây để nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ của mình.
1. Công cụ Keyword Planner
Keyword Planner là công cụ giúp bạn lập kế hoạch từ khóa thông qua Google Adword. Công cụ này sẽ giúp bạn phân tích các từ khóa và những khách hàng tìm kiếm từ khóa này. Công cụ này giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian tìm kiếm và thu hẹp phạm vi bởi nó có thể tìm kiếm bằng URL, danh mục,…
Công cụ Keyword Planner còn giúp bạn biết được có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh của bạn đã trả tiền để có những cú click chuột của khách hàng. Bạn cũng sẽ biết được có bao nhiêu khách hàng đã click chuột vào quảng cáo, giá quảng cáo của các từ khóa trong ngành mà bạn đang hoạt động.
2. Công cụ Wayback Machine
Wayback Machine là công cụ giúp bạn kiểm tra được lịch sử thay đổi các thông tin trên website đối thủ. Nhờ đó bạn sẽ biết được tất tần tật về tiến trình thay đổi của website đối thủ, bao gồm: giá cả, thông tin mô tả, giao diện, các chương trình nổi bật đã từng đưa ra,… Wayback Machine sẽ tổng hợp một cách nhanh chóng và chính xác nhất cho bạn. Bạn cũng có thể tìm kiếm lịch sử hoạt động internet cùng các ảnh chụp màn hình của website đối thủ thông qua Wayback Machine.
Khi nắm được những thông tin này có nghĩa là bạn đã biết được một cách tổng quát về đối thủ của mình. Giá cả của họ biến động như thế nào? Giao diện website qua từng giai đoạn cụ thể ra sao?... Bạn có thể học hỏi nhiều điều thông qua những thông tin này. Nhờ vậy mà bạn sẽ biết cách khiến website của mình tinh tế hơn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn.
3. Công cụ Whois
Whois là công cụ giúp bạn kiểm tra được tài khoản đăng ký tên miền của đối thủ. Sử dụng công cụ này rất đơn giản, bạn chỉ cần copy URL website của đối thủ paste vào Whois. Whois sẽ đưa ra cho bạn những thông tin cụ thể về website đó, bao gồm: thời gian đăng ký tên miền, thông tin liên hệ người đăng ký, số liệu máy chủ, điểm SEO của website, các kết nối ra – vào và những thông tin liên quan đến người sở hữu tên miền.
4. Công cụ Open Site Explorer
Open Site Explorer là công cụ giúp bạn so sánh các đối thủ của mình. Với Open Site Explorer thì bạn sẽ so sánh được website của mình với website của đối thủ. Bạn có thể so sánh với 1 hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh của mình. Những đặc điểm bạn có thể so sánh bao gồm: chất lượng tên miền, chất lượng website, số lượng tên miền,… Công cụ này có cả bản miễn phí và bản tính phí. Bản tính phí thì bạn sẽ phải trả khoảng 99 USD/tháng. Đương nhiên là bản tính phí thì những thông tin đưa ra sẽ cụ thể hơn, các thông tin cũng được so sánh chính xác hơn.
Đồng thời bạn cũng sẽ kiểm tra được website nào đang liên kết với website của bạn, bạn cũng sẽ biết được những chỉ số đánh giá về đối thủ của mình.
5. Công cụ Google Alerts
Google Alerts là công cụ cho bạn sử dụng hoàn toàn miễn phí. Sử dụng Google Alerts bạn sẽ nhận được các email thông báo về những thông tin mới nhất liên quan đến các website, lĩnh vực mà bạn truy vấn. Việc thiết lập Google Alerts cho tên website của bạn là cần thiết, nhưng bạn cũng cần thiết lập Google Alerts cho cả đối thủ cạnh tranh của mình để nhận thông báo về cả đối thủ của bạn.
Không chỉ vậy bạn cùng nên thông qua Google Alerts để thiết lập những từ khóa liên quan đến thị trường lĩnh vực mà bạn kinh doanh. Thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp việc kinh doanh của doanh nghiệp của bạn nên cần phải cập nhật và theo dõi thường xuyên.
5 công cụ trên đây chính là những công cụ đắc lực nhất để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Ông bà xưa có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch và chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Hiểu đối thủ một cách toàn diện sẽ giúp bạn bao quát được việc kinh doanh của bạn thành công hơn.

4 lời khuyên giúp bạn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hiệu quả
Là một người kinh doanh thì nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đưa ra những dự đoán về các chiến lược của đối thủ chính là một phần công việc. Những thông tin của đối thủ mà bạn nắm được sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định kinh doanh của mình.
Bạn có thể đưa ra rất nhiều dự đoán về các động thái của đối thủ, nếu đúng thì bạn thành công vượt qua họ. Còn nếu sai thì việc kinh doanh của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, bị tổn hại không nhỏ. Trong một bài Review của Leonard Fuld – giám đốc công ty tư vấn toàn cầu cầu Fuld + Company trên tạp chí Harvard Business đã nhắc đến 4 cạm bẫy việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Những điều này có ích rất lớn giúp bạn nghiên cứu và dự đoán động thái của đối thủ trong quá trình kinh doanh. Dưới đây chính là nội dung của 4 cạm bẫy đó.
1. Tìm những đối thủ tiềm năng thay vì đối thủ lớn
Bạn mới bắt đầu kinh doanh? Doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp nhỏ? Và bạn cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy những doanh nghiệp lớn, đang dẫn đầu trên thị trường? Điều này là điều rất bình thường mà hầu hết các doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp phải. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến bạn lãng phí rất nhiều thời gian.
Samsung là một tập đoàn siêu lớn và có quy mô rộng khắp thế giới. Thế nhưng các linh kiện, các máy móc, các smartphone của Samsung đều mua lại từ các doanh nghiệp nhỏ hơn. Nếu bạn đang kinh doanh các sản phẩm thuộc những lĩnh vực này thì điều bạn cần làm là tập trung phát triển doanh nghiệp. Đừng ngồi đó và lo lắng, suy nghĩ xem Samsung có nhập sản phẩm của bạn hay không? Nếu không thì có phải sản phẩm của bạn bị lạc hậu so với các doanh nghiệp khác? Thay vì nghĩ đến những điều mà bạn không thể thay đổi thì hãy suy nghĩ tích cực hơn. Samsung có phải là mục tiêu thích hợp hay không? Bạn hoàn toàn có thể theo dõi những đối thủ cạnh tranh ngay bên cạnh mình vì có thể họ có nhiều tiềm năng hơn cho việc kinh doanh của bạn.
2. Nên tập trung vào các quy định tại địa phương
Quy định, luật pháp của quốc gia là điều bạn cần phải quan tâm khi kinh doanh. Thế nhưng vẫn còn những quy định bạn cần chú ý chặt chẽ hơn, đó là những quy định và sự thay đổi các quy định tại địa phương mà bạn đang kinh doanh.
Leonard Fuld cho biết, khi theo dõi những quy định trong kinh doanh thì hãy nghĩ đến địa phương của bạn trước tiên. Đừng vội nghĩ đến những quy định của quốc gia hay của thế giới. Đây là điều mà rất nhiều doanh nghiệp mắc phải. Họ chỉ chú ý đến những quy định của quốc gia, và rất ít theo dõi các quy định tại khu vực, tại tỉnh thành mà mình sinh sống, kinh doanh. Những thay đổi, sự điều tiết ban đầu chỉ diễn ra tại một khu vực, nhưng rất có thể nó sẽ lan rộng ra, quy mô lớn hơn và trở thành quy định tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Lúc này những công ty theo dõi những quy định này sẽ có lợi thế rất lớn để phát triển.
3. Nên tập trung vào các giải pháp thị trường
Rất nhiều doanh nghiệp luôn cố gắng dự đoán xem đối thủ của mình sẽ đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới nào. Leonard Fuld nói rằng điều này sẽ khiến doanh nghiệp của bạn khó mà phát triển được. Thay vì cứ nghĩ đến những sản phẩm mới của đối thủ, hãy nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thị trường.
Một sản phẩm mới đưa ra thị trường sẽ nhận được rất nhiều sự chú ý của khách hàng cũng như giới truyền thông. Thế nhưng dịch vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng mới chính là những điều bạn cần lưu ý để chinh phục khách hàng của mình. Một sản phẩm có chất lượng tốt, giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ. Nhưng nếu như dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn tồi tệ thì sẽ chẳng có khách hàng nào đến với bạn. Họ có nhiều lựa chọn hơn bạn có thể nghĩ đến. Là người kinh doanh bạn cần phải dự đoán các vấn đề mà khách hàng gặp phải, sau đó đưa ra giải pháp cho khách hàng. Nhưng hãy đưa ra giải pháp đó một cách tinh tế để khách hàng cảm thấy thoải mái nhất.
4. Kinh tế tốt chưa hẳn là sự giúp đỡ với tất cả mọi người
Nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp theo những cách khác nhau, nó còn tùy thuộc vào tính chất của từng doanh nghiệp. Rất đơn giản, một nền kinh tế xấu sẽ là cú đánh khiến những người mới xây dựng gục nhã. Nhưng với những người đang phá dỡ thì đây lại là một điều tuyệt vời.

Nhiều nhà quản lý doanh nghiệp thường không quan tâm đến những thay đổi của nền kinh tế. Họ cũng không xem xét những thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp minh, hay doanh nghiệp đối thủ ra sao? Điều này cũng tương tự như khi thủy triều lên sẽ giúp con thuyền được nâng lên. Nhưng thủy triều lại không xác định được phương hướng mà con thuyền hướng tới.
Có đôi khi nền kinh thế thay đổi, đi lên hoặc đi xuống lại đưa đến rất nhiều cơ hội tốt dành cho bạn. Nếu bạn tiếp cận được thì sẽ là cơ hội để bạn đưa doanh nghiệp của mình phát triển nhanh chóng.


 

Đọc thêm

Nếu làm trong lĩnh vực marketing online thì những cụm từ như: content marketing, marketing nội dung, copywriter,… bạn sẽ được nghe, được nhắc đến rất thường xuyên. Đây là cách hiệu quả nhất để giúp bạn phát triển website của mình và đưa nó lên một tầm cao mới. Nhưng bạn lưu ý marketing nội dung không phải là việc đăng bài duy trì ngày này qua ngày khác
Rodney Nelson cùng anh trai Miguel khởi nghiệp bằng cách kinh doanh các sản phẩm trang trí sáng tạo, mẫu cây trồng và cây trang trí đẹp thân thiện với môi trường. Để bắt đầu quảng bá sản phẩm họ đã xây dựng và điều hành website Woolly Pocket. Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên có rất nhiều vấn đề xảy ra
Bật lại tính năng tìm bạn quanh đây zalo để kết bạn online bằng ứng dụng hẹn hò chat trực tuyến, gợi ý các phần mềm tìm bạn phổ biến hiện nay
Bạn đang muốn kinh doanh hàng Thái Lan? Bạn đang tìm kiếm nguồn hàng uy tín để trực tiếp sang Thái Lan nhập hàng? Nhưng bạn chưa có kinh nghiệm và cũng chưa biết cách để sang nhập hàng trực tiếp, bạn cũng không biết tham khảo ý kiến của ai thì hãy đọc ngay bài viết này để tìm lời giải đáp chi tiết nhất nhé
Đã làm kinh doanh là phải bán được hàng, để trở thành người bán hàng giỏi thì cần phải học thêm không ngừng về kỹ năng bán hàng và hiểu sản phẩm của mình
Bài viết hướng dẫn phương pháp bán hàng trực tuyến thành công mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh mà không quá phức tạp như bạn vẫn nghĩ

ThietKeWebChuyen.Com ( Since 2013 )