Ứng xử với khách hàng: không lắng nghe, cắt ngang cuộc nói chuyện…?

 

MỤC LỤC
1. Không phải lúc nào cũng lắng nghe khách hàng
2. Khách hàng muốn được giảm giá ngay khi bắt đầu cuộc trò chuyện
3. Khách hàng thích sự hoàn hảo
4. Khách hàng cần được tư vấn về sản phẩm
5. Khách hàng nói quá nhiều về những vấn đề của mình

 

Với châm ngôn “Khách hàng là thượng đế” cho nên mỗi ngày cửa hàng kinh doanh chăn ga gối đệm cưới online của anh Minh phải xử lý rất nhiều các yêu cầu từ khách hàng. Hầu như mọi tin nhắn, mọi cuộc gọi, mọi câu hỏi của khách hàng đều được các nhân viên chăm sóc khách hàng tư vấn cho đến khi khách hàng hài lòng. 

Khi bạn có kinh nghiệm chăm sóc khách hàng thì bạn sẽ nhận ra để khiến khách hàng hài lòng không phải là việc gì quá khó như bạn vẫn thường nghĩ. Bạn sẽ biết cách phân loại các nhóm khách hàng và đưa ra giải pháp cho mỗi một nhóm khách hàng riêng biệt. Bạn là người có kinh nghiệm chăm sóc khách hàng thì chỉ cần nghe khách hàng nói trong 30 giây đầu tiên bạn đã biết khách hàng của mình là người như thế nào. Vậy những người mới bắt đầu kinh doanh thì làm thế nào để biết khách hàng của mình đang muốn gì? Dưới đây chính là 5 mẹo nhận diện khách hàng khi bán hàng online cực hiệu quả cho bạn.

1. Không phải lúc nào cũng lắng nghe khách hàng

Bạn lúc nào cũng nghĩ rằng khách hàng là thượng đế nên luôn luôn phải lắng nghe những điều khách hàng nói. Nếu nghĩ như vậy thì bạn nhầm rồi. Có rất nhiều khi khách hàng có quan niệm sai lầm về những điều mà họ thật sự muốn. Để đạt được mục đích của mình khách hàng có đôi khi sẽ nói dối hoặc phóng đại những điều mình đang nói. Vì vậy, khách hàng không phải lúc nào cũng đúng và bạn không cần phải lắng nghe khách hàng 100%.

2. Khách hàng muốn được giảm giá ngay khi bắt đầu cuộc trò chuyện

Nếu có một khách hàng gọi điện đến cho bạn, trong 30 giây đầu tiên của cuộc trò chuyện khách hàng đó nói rằng nếu họ đặt hàng với số lượng lớn thì họ muốn được chiết khấu cao hơn. Sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra khi khách hàng nói như vậy. Một là, số lượng hàng hóa mà khách hàng đặt sẽ không được cao như họ đề cập. Hai là, khách hàng chỉ quan tâm đến lợi ích tốt nhất khi đặt hàng chứ họ không quan tâm đến sản phẩm mà bạn đang bán.
Đối với những đơn hàng đặt số lượng lớn thì thường các khách hàng sẽ quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng của doanh nghiệp hơn là giá cả. Phần giá cả hầu như không được đề cập đến cho đến khi có thỏa thuận mua bán chính thức.
Cũng ở cửa hàng anh Minh được nhắc đến phía trên. Có một khách hàng gọi điện đến cho cửa hàng để mua khăn lanh với số lượng lớn, nhưng lại yêu cầu phải chiết khấu 50% thì mới mua hàng. Khăn lanh của cửa hàng anh Minh là loại khăn bình thường, không có thương hiệu và rất dễ tìm mua được trên thị trường. Anh Minh đã hỏi vị khách hàng tại sao lại lựa chọn mua tại cửa hàng của anh mà không phải những cửa hàng lớn khác thì vị khách hàng không trả lời và lảng sang chuyện khác.
Đây là một bài học mà bất cứ người bán hàng nào cũng cần phải biết, không phải khách hàng nào muốn mua hàng cũng sẵn sàng thương lượng để có kết quả giao dịch tốt nhất. Nếu như câu đầu tiên trong cuộc trò chuyện vị khách đó đề cập là giá cả của sản phẩm thì nên thận trọng. Rất có thể đây là một vị khách chuyên săn hàng hạ giá, họ không quan tâm đến chất lượng hay thương hiệu sản phẩm của bạn.

3. Khách hàng thích sự hoàn hảo

Bên cạnh những khách hàng dễ tính thì có rất nhiều khách hàng khó tính, khó phục vụ. Những vị khách hàng này thường kỳ vọng rất cao vào sản phẩm mình muốn mua nên đưa ra rất nhiều các yêu cầu “khó đỡ”. Thậm chí những yêu cầu đó của khách hàng còn có thể phá vỡ chính sách, quy tắc của doanh nghiệp với một lời hứa chắc nịch “giá cả không thành vấn đề”.
Trong trường hợp này hầu hết các doanh nghiệp đều tin tưởng và làm hết sức mình để phục vụ đúng yêu cầu khách hàng mà không hề tính toán. Khách hàng muốn thay đổi điều gì doanh nghiệp đều chấp nhận dù biết rằng sẽ phải bù một khoản tiền không nhỏ. Nhưng những vị khách hàng khó tính thì đâu có dễ chiều, rất khó làm những vị khách hàng này hài lòng để lấy được tiền của họ. Để làm được một sản phẩm đúng như ý khách hàng mong muốn một cách chỉnh chu nhất, nghe thì rất hấp dẫn. Nhưng sự thật thì không hề dễ dàng vì những vị khách này có đòi hỏi rất cao và vô cùng khó tính. Hoặc cũng có thể họ đã hài lòng nhưng lại cố tình nói không hài lòng, chê chỗ này không tốt, chỗ nọ không hay để không phải trả thềm tiền công.
Bài học rút ra là khi bạn gặp một vị khách hàng có những đòi hỏi quá đáng, vượt khỏi khuôn phép thì hãy cảnh giác với vị khách hàng này. Càng những vị khách hàng đòi hỏi càng cao, càng hoàn hảo nhưng khi sản phẩm sắp hoàn thiện lại đổi ý thì lại càng phải thận trọng. Hầu như trong các trường hợp này thì những chi phí bạn bỏ ra để hoàn thiện sản phẩm theo ý khách hàng sẽ không được tính thêm chứ đừng kể đến công sức mà bạn phải bỏ ra. 

4. Khách hàng cần được tư vấn về sản phẩm

Khách hàng thì thường có rất nhiều thắc mắc về sản phẩm cho nên khi họ muốn tìm hiểu họ sẽ gọi điện để được tư vấn về sản phẩm. Cũng có trường hợp khách hàng gọi đến để được tư vấn về việc mua hàng của họ. Hoặc hỏi những vấn đề hết sức cá nhân khiến bạn trả lời không được mà không trả lời cũng không xong. Nếu như bạn không trả lời thì bạn sẽ khiến khách hàng bực bội và đến với đối thủ cạnh tranh. Còn nếu trả lời thì đôi lúc sẽ khiến khách hàng phật lòng vì không đúng ý.
Khách hàng tìm đến bạn có rất nhiều mục đích khác nhau. Có thể là họ muốn nhận được lời khuyên từ bạn, cũng có thể họ muốn khẳng định một điều gì đó. Và cũng có thể họ muốn có được ý kiến trung thực nhất để giải quyết vấn đề mà bản thân họ đang gặp phải. Nếu như bạn có thể giải quyết được những vấn đề của khách hàng thì bạn không chỉ khiến khách hàng hài lòng mà còn rất dễ bán được hàng. Bạn còn có thể có được một khách hàng trung thành cho doanh nghiệp của bạn và trở thành người marketing miễn phí cho bạn.

5. Khách hàng nói quá nhiều về những vấn đề của mình

Nếu như bạn là nhân viên chăm sóc khách hàng hoặc nhân viên trực điện thoại thì thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp những khách hàng nói nhiều. Họ cứ nói liên tục, nói không ngừng nghỉ và liên tiếp về các vấn đề của mình mà không để ý đến cảm nhận của bạn. Bạn sẽ cảm thấy sốt ruột và muốn cắt ngang cuộc trò chuyện để hỏi khách hàng đang cần tư vấn về vấn đề hay đang quan tâm đến sản phẩm nào.
Tuy nhiên nếu như bạn cắt ngang khách hàng đang nói thì rất dễ khiến họ nổi nóng và đánh giá bạn không tốt. Cho nên khi gặp những khách hàng này bạn cần phải bình tĩnh để họ nói và cố gắng kéo họ trở lại với vấn đề chính bằng cách cắt ngang cuộc trò chuyện đúng lúc. Hãy đặt ra những câu hỏi để biết được khách hàng đang cần gì chứ đừng vội vàng cúp máy. Việc tương tác với khách hàng là cực kỳ cần thiết để đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Trò chuyện với khách hàng là cơ hội để bạn nhìn nhận nhiều thứ về doanh nghiệp cũng như về khách hàng. Rất khó để định nghĩa hay đo lường được điều này, nhưng bạn có thể đo lường nó khi làm việc với khách hàng.
Làm thế nào để đối phó được với mọi khách hàng là một nghệ thuật mà bạn cần phải học hỏi qua từng giai đoạn thời gian tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Có nhiều người biết cách ăn nói và trò chuyện họ sẽ làm hài lòng khách hàng nhanh chóng. Nhưng nếu bạn là người không có khiếu ăn nói thì hãy luyện tập để biết cách nhận diện khách hàng và phục vụ khách hàng. Nếu bạn muốn việc kinh doanh của mình thuận lợi thì nhận diện khách hàng là một kỹ năng vô cùng cần thiết.
 


Gọi điện ngay