Thương hiệu là gì ? Cách định vị thương hiệu

Thương hiệu là “tổng tài sản phi vật thể của sản phẩm: Tên, bao bì, giá cả, lịch sử phát triển, danh tiếng của sản phẩm, và cách nó được quảng cáo.” David Ogilvy – Tác giả cuốn On Advertising.
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa một thương hiệu là “Một tên, thiết kế, biểu tượng, hoặc bất kỳ tính năng khác để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của người bán này với sản phẩm và dịch vụ của người bán khác. Một thương hiệu có thể xác định một sản phẩm, một chuỗi các sản phẩm, hoặc tất cả các mặt hàng của người bán”.

1. Lựa chọn tên cho sản phẩm
2. Mô tả sản phẩm súc tích, ngắn gọn và đầy đủ
3. Hình ảnh logo ấn tượng
4. Lựa chọn phương thức tiếp thị
5. Sửu dụng nhiều kênh tiếp thị khác nhau
6. Đánh giá lại doanh nghiệp
7. Sản phẩm mang lại giá trị gì cho khách hàng?
8. Thu thập các feedback của khách hàng
9. Để nhân viên làm người kể chuyện
10. Đưa ra tài liệu tiếp thị
11. Tạo dựng mối quan hệ thật rộng rãi
12. Tính nhất quán của thông tin
13. Sự tin tưởng với doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu là nghệ thuật của việc sắp xếp những gì bạn muốn mọi người nghĩ về công ty của bạn với những gì mọi người thường nghĩ về công ty của bạn. Và ngược lại.” – Jay Baer ( Công ty Convince & Convert). Đồng tác giả cuốn “ The Now Revolution” với Amber Naslund.
“Thương hiệu là lý do để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm” Cheryl Burgess – Blue Focus Marketing.
“Thương hiệu là thông điệp tiếp thị tốc ký tạo ra trái phiếu tình cảm với người tiêu dùng.” Heidi Cohen – Riverside Marketing Strategies.
“Trong thế giới ngày nay, khi khách hàng kiểm soát xã hội, các nhà tiếp thị chi tiền để xây dựng thương hiệu. Nhưng họ không sở hữu nó. Trong cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến các nhà Maketer – “Làn sóng” – Charlene Li và Josh Bernoff đã nói “thương hiệu của bạn là bất cứ điều gì khách hàng của bạn nói về nó …” Là một nhà tiếp thị, điều này có nghĩa rằng, một thương hiệu là mối quan hệ tình cảm giữa người tiêu dùng và các sản phẩm, bạn phải thấu hiểu người tiêu dùng và xây dựng các cảm nhận tích cực về thương hiệu. Khi các mối quan hệ sâu sắc hơn, thương hiệu sẽ tồn tại lâu hơn.” Neil Feinstein – True North.
“Chú ý là một nguồn tài nguyên khan hiếm. Thương hiệu là những nhà tiếp thị có kinh nghiệm tạo ra để giành chiến thắng trong cuộc chiến giành sự chú ý của người tiêu dùng.” Jeffrey Harmon – Orabrush.
“Một thương hiệu là một tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hoặc thiết kế hoặc một sự kết hợp của tất cả nhứng thứ đó, nhằm xác định các hàng hóa và dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán và để phân biệt với những đối thủ cạnh tranh.” Phillip Kotler – Tác giả của Marketing Management.
“Một thương hiệu thực chất là là một tập hợp những kinh nghiệm của khách hàng với các sản phẩm hoặc công ty.” Sergio Zyman – Tác giả của “The End of Advertising As We know it”.
Trích dẫn Ze Frank: Thương hiệu là “dư vị cảm xúc” đến sau một kinh nghiệm (trải nghiệm sử dụng) với một sản phẩm, dịch vụ (thậm chí là một sản phẩm cũ) của một công ty.

Hướng dẫn cách định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng hiệu quả
Định vị sản phẩm trong lòng khách hàng nghĩa là khiến cho sản phẩm được khách hàng quan tâm và không thể thiếu được trong cuộc sống của khách hàng. Để định vị tốt được sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải khiến khách hàng nhớ đến mọi thuộc tính của sản phẩm. Những thuộc tính đó bao gồm: hình ảnh, màu sắc, giá cả, bao bì, thông tin và những dịch vụ đi kèm sản phẩm. Trong quá trình phân khúc thị trường thì định vị sản phẩm là một phần rất quan trọng. Muốn định vị được sản phẩm thì cần phải có sự thấu hiểu về khách hàng. Chỉ có thấu hiểu thì mới tạo ra được một chiến lược tiếp thị hiệu quả để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm để định vị sản phẩm thành công trong lòng khách hàng.

1. Lựa chọn tên cho sản phẩm
Chọn tên cho sản phẩm có nghĩa là đặt tên cho thương hiệu. Có rất nhiều doanh nghiệp có được sản phẩm tốt nhưng khách hàng lại không quan tâm, không nhớ tới. Nguyên nhân chính bởi vì họ coi nhẹ vấn đề thương hiệu. Tên thương hiệu chính là thứ để níu giữ tâm trí khách hàng. Bạn có tâm huyết để sản xuất ra một sản phẩm chất lượng thì đi kèm với nó phải có một thương hiệu xứng tầm. Hãy nghĩ ra một tên thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình, đừng đặt tên sản phẩm chung chung theo mô tả. Đừng để nó chỉ là tên gọi. Ví dụ như sản phẩm của doanh nghiệp của bạn là má phanh cho xe máy, bạn đặt tên cho sản phẩm này là “má phanh chống mòn” hoặc “má phanh siêu bền”,… Thì trên thị trường cũng có rất nhiều các sản phẩm tương tự. Trong quá trình cạnh tranh thì ai làm thương hiệu tốt hơn người đó thắng. Khách hàng sẽ luôn nhớ tới sản phẩm có thương hiệu hơn là một sản phẩm chẳng có tên tuổi nào cả.
Hãy suy nghĩ và đặt tên cho sản phẩm của mình một cái tên ngắn gọn, độc đáo, dễ nhớ, dễ đọc và có sự liên tưởng đến sản phẩm của mình. Không đặt tên thương hiệu quá dài dòng, khó đọc, viết tắt.

2. Mô tả sản phẩm súc tích, ngắn gọn và đầy đủ
Khách hàng luôn muốn nắm được những thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng nhất. Cho nên phần mô tả về sản phẩm hãy đưa ra những thông tin cụ thể, ngắn gọn. Đừng khiến khách hàng choáng váng với những dòng mô tả lan man, khó hiểu, không có trọng tâm. Khách hàng họ rất đơn giản, họ chỉ quan tâm sản phẩm của bạn có tác dụng như thế nào, giá cả ra sao mà thôi. Hãy viết mô tả sao cho khi khách hàng đọc xong họ sẽ thấy được nhu cầu của mình được giải quyết nhanh chóng. Bạn viết mô tả dài dòng sẽ chỉ khiến khách hàng khó chịu và lựa chọn bỏ qua nhanh chóng.

3. Hình ảnh logo ấn tượng
Để đánh giá một logo thì người ta sẽ nhìn màu sắc, ngôn ngữ, bố cục và ý nghĩa của hình tượng. Do đó, logo của sản phẩm cần đáp ứng được những yêu cầu này.
Logo của bạn nên có biểu tượng ngôn từ đi kèm. Logo này sẽ được sử dụng trên bao bì của sản phẩm, các trang mạng xã hội, các chương trình quảng cáo, các hội chợ, triển lãm và khi tương tác với khách hàng. Nếu như sản phẩm của bạn là một sản phẩm mở rộng của một dòng sản phẩm có sẵn thì bạn có thể đồng bộ dữ liệu để quảng bá hình ảnh cho sản phẩm. Hãy để khách hàng thấy được sự nhất quán trong logo thì việc quảng bá sẽ thuận lợi hơn nhiều. Còn nếu sản phẩm của bạn là một sản phẩm mới hoàn toàn thì bạn cần phải lên kế hoạch để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đó.

4. Lựa chọn phương thức tiếp thị
Trong chiến lược tiếp thị sản phẩm thì định vị sản phẩm luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Bạn cần phải để khách hàng hiểu được sản phẩm mà bạn cung cấp có thể giải quyết được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Hãy đưa ra những điểm vượt trội của sản phẩm để khách hàng so sánh. Trong các sản phẩm cùng phân khúc giá thì sản phẩm của bạn là tốt nhất. Mà muốn làm được điều đó bạn cần phải biết cách tiếp thị và định vị sản phẩm trong lòng khách hàng.
Trước đó thì bạn cần phải tạo ra một nền tảng cho sản phẩm như tên, mô tả, hình ảnh,… việc cạnh tranh giữa các sản phẩm sẽ là các đặc điểm của sản phẩm. Sản phẩm nào vượt trội hơn thì sẽ thu hút được khách hàng và nổi bật giữa đám đông. 

5. Sửu dụng nhiều kênh tiếp thị khác nhau
Để định vị sản phẩm trong lòng khách hàng bạn cần phải có chiến lược tiếp thị đúng đắn, rộng rãi. Những dịch vụ tiếp thị tự phát hay tiếp thị đơn lẻ sẽ không mang lại hiệu quả. Bạn cần phải có một chiến lược tiếp thị toàn diện và tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau. Hãy tận dụng tất cả các kênh truyền thông từ online đến offline để giúp sản phẩm của bạn tiếp cận với thật nhiều khách hàng. Có như vậy thì bạn mới tạo được làn sóng mạnh mẽ cho sản phẩm của bạn.
Hiện nay, thị trường cạnh tranh gay gắt và mạnh mẽ. Ngành nghề hay lĩnh vực nào cũng đều phải biết cách định vị sản phẩm của mình trong lòng khách hàng thì mới có thể “vượt khó đi lên”. Không thu hút được khách hàng cũng đồng nghĩa sẽ không tạo ra được doanh thu. Bạn tạo ra được một sản phẩm bằng tất cả tâm huyết của mình thì hãy biến nó thành sản phẩm không thể thiếu với khách hàng bằng những chiến lược định vị đúng đắn.
6. Đánh giá lại doanh nghiệp
“Lùi một bước để tiến ba bước” là câu nói rất quen thuộc đối với chúng ta. Đúng như vậy! Để tiến vững vàng lên phía trước thì có rất nhiều khi bạn phải lùi lại một bước để chiêm nghiệm, để đánh giá lại tất cả các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình. Bạn cần hiểu được mình đang làm cái gì? Những điều bạn làm có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh hay không? Biết được điểm mạnh, điểm yếu, biết được sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giúp bạn truyền đạt giá trị của mình đến với người tiêu dùng đúng đắn và tốt nhất.
Đánh giá lại thị trường
Khi mới kinh doanh bạn đã nghiên cứu thị trường mục tiêu cho mình, hiện tại bạn vẫn thực hiện cung cấp sản phẩm cho thị trường mục tiêu đó chứ? Sản phẩm của bạn có còn phù hợp với thị trường mục tiêu hay không? Qua một thời gian phát triển thì bạn sẽ nhận ra được nhiều điều. Có thể sản phẩm của bạn cần hoàn thiện hơn, có thể ban đã nhắm sai thị trường mục tiêu. Lúc này điều cần thiết nhất mà bạn nên làm chính là dừng lại để đánh giá lại thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Tiếp nữa là bạn nên dựa vào nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng để phân khúc thị trường cho chính xác hơn. Nhu cầu của khách hàng cần được gắn liền với khả năng của công ty thì mới đem lại kết quả tốt.
7. Sản phẩm mang lại giá trị gì cho khách hàng?
Website của bạn chỉ mô tả các tính năng của sản phẩm, còn bạn lại chỉ xác định thị trường mục tiêu, như thế là chưa đủ để kinh doanh thành công. Là một chủ doanh nghiệp, bạn nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem sản phẩm mang lại giá trị gì cho khách hàng? Khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn như thế nào? Những trải nghiệm nào tại doanh nghiệp sẽ khiến khách hàng hài lòng? Khách hàng tìm hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp ra sao?,… Dù bạn đang kinh doanh một sản phẩm giá rẻ hay là một sản phẩm cao cấp thì điều quan trọng nhất vẫn là bạn biết được khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn như thế nào.
Tạo ra một câu chuyện thú vị
Bạn là chủ doanh nghiệp nên khi nói về “đứa con” của mình thì bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái, thấy tự hào. Nhưng bạn nghĩ xem nếu câu chuyện của bạn tẻ nhạt thì sẽ chẳng có ai có hứng thú ngồi nghe hoặc nghe xong cũng chẳng nhớ được điều gì. Muốn tạo được ấn tượng cho người tiêu dùng, cho nhân viên, cho đối tác thông qua câu chuyện về doanh nghiệp thì bạn cần phải tạo ra được một câu chuyện thú vị. Câu chuyện có điểm nhấn, có sự cảm động, có sự vui vẻ, có cao trào,… thì mới dễ đi vào lòng người.
8. Thu thập các feedback của khách hàng
Những khách hàng hài lòng với sản phẩm thì sẽ luôn luôn ủng hộ doanh nghiệp của bạn, luôn luôn nói những lời tốt đẹp về doanh nghiệp. Nhưng bạn nói về những điều đó bằng bảng biểu, bằng số liệu thì chẳng có ai tin tưởng bạn đâu. Vì vậy, hãy chụp ảnh lại những lời tốt đẹp mà khách hàng viết, ghi âm lại lời khách hàng nói, hoặc quay video lại. Khi khách hàng sử dụng sản phẩm, hãy khuyến khích họ đưa ra phản hồi nếu hài lòng về sản phẩm. Đây chính là bằng chứng để bạn tuyên bố với toàn thế giới sản phẩm của bạn được yêu thích như thế nào.
9. Để nhân viên làm người kể chuyện
Bạn hãy kể câu chuyện về thương hiệu cho các nhân viên của mình. Đồng thời bạn cũng nên cung cấp cho nhân viên bản tóm tắt câu chuyện và khẩu hiệu. Những điều này sẽ kích thích nhân viên truyền đạt lại câu chuyện cho những người khác. Lời bạn kể đáng tin 3 phần thì lời nhân viên kể đáng tin 7 phần. Còn khách hàng nói về doanh nghiệp lại đáng tin đến 9 phần. Vì vậy, hãy tận dụng tốt điều này.
10. Đưa ra tài liệu tiếp thị
Có một điều chắc chắn là bạn không thể bán sản phẩm cho tất cả các khách hàng theo cùng một cách giống nhau. Những khách hàng của bạn họ đều biết rõ về sản phẩm, thậm chi là sự hiểu biết đó còn hơn cả nhân viên bán hàng của công ty. Nhất là những mặt hàng liên quan đến kỹ thuật. Việc cung cấp thông tin cho khách hàng theo định dạng mà khách hàng muốn là điều cực kỳ quan trọng. Là một nhà tiếp thị bạn cần phải tạo ra được tài liệu tiếp thị cho mình. Nó sẽ đóng vai trò như nhà máy chuyên sản xuất nội dung. Khi một nội dung được tạo ra thì bạn có thể biến nó thành nhiều phiên bản khác nhau để thu hút các khách hàng.
11. Tạo dựng mối quan hệ thật rộng rãi
Các sàn thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội thường xuyên thay đổi trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Để tiếp cận được với nhiều khách hàng thì bạn cần phải trở thành một người giao tiếp thật rộng rãi. Hãy bắt tay vào thực hiện bước đầu tiền bằng cách tạo các tài khoản trên mạng xã hội, trên các diễn đàn, các sàn thương mại điện tử. Tiếp đó hãy theo dõi và tham gia các cuộc trò chuyện với khách hàng. Khách hàng sẽ không muốn nghe về sản phẩm của bạn mọi lúc, mọi nơi vì thế bạn không nên spam quảng cáo sản phẩm. Điều bạn cần làm là tạo được uy tín của mình trên cộng đồng để mọi người tin tưởng vào những điều mà bạn nói. 
12. Tính nhất quán của thông tin
Sự nhất quán trong thông tin của doanh nghiệp cũng quan trọng như tính sáng tạo trong kinh doanh. Bạn hãy tạo ra một hồ sơ cá nhân thống nhất từ thông tin cho đến hình ảnh. Bất cứ một tài khoản nào cũng đều sử dụng thông tin và hình ảnh này thì sẽ tạo được tính nhất quán và truyền đạt nó một cách hiệu quả hơn.
13. Sự tin tưởng với doanh nghiệp
Sự tin tưởng là một điều không khó để lan truyền. Khi ban tin tưởng vào doanh nghiệp, bạn cam kết về điều đó và bạn làm được thì ai cũng sẽ đều dành cho bạn sự tin tưởng. Nắm lấy tầm nhìn thương hiệu và thị trường mục tiêu, bày tỏ quan điểm của mình với người tiêu dùng một cách thường xuyên sẽ tạo được sự đáng tin trong lời nói của bạn.
Chúc bạn thành công!

 

Xem thêm:
1/ Tổng quan về ThietKeWebChuyen
2/ Thông tin gói web 1,990,000 đ
3/ Các tính năng website có thể có
4/ Bảng giá hosting duy trì hàng năm


Gọi điện ngay